Tình hình phát triển điện thoại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu điện thoại cố định có dây (Trang 41 - 45)

Nếu trước đây, cả gia đình cùng phải chia sẻ một đường dây điện thoại, mọi kết nối liên lạc đều sử dụng điện thoại cố định, thì ngày nay sự phát triển của ĐTDĐ đã giúp giảm tải” cho chiếc điện thoại cố định. Những mối quan hệ cá nhân và riêng tư thường được chuyển tải qua ĐTDĐ, mọi nơi, mọi lúc

Khác với các nước phát triển trên thế giới, viễn thông Việt Nam vẫn đang phát triển khá mạnh. Tính đến hết năm 2006, số thuê bao cố định tại Việt Nam đạt 7,6 triệu, số thuê bao di động đã đạt đến con số 9,5 triệu thuê bao. Lượng thuê bao cố định vẫn tiếp tục phát triển nhưng chủ

yếu ở các vùng nông thôn. Có thể nói, so với dân số 80 triệu người, những con số phát triển này không thấm tháp vào đâu. Và thị trường điện thoại cố định không thể không phát triển.

Hình 3.3. Hình minh họa

Vấn đề làm sao có thể kích cầu được nhu cầu người sử dụng. Và trung tuần tháng 8/2006, trước tình cảnh việc phát triển điện thoại cố định rơi vào thế tụt hậu so với di động, làm ảnh hưởng đến việc phổ cập dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, và tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, Bộ trưởng bộ Bưu chính viễn thông Đỗ Trung Tá đã ra chỉ thị nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ điện thoại cố định. Vấn đề tăng cường phát triển mảng dịch vụ này đã được quán triệt từ các vụ chức năng của Bộ, các Sở bưu chính viễn thông trên cả nước và đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Bộ trưởng đã chỉ đạo các doanh nghiệp phải vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu phát triển điện thoại cố định đưa điện thoại cố định đến mọi vùng miền xa xôi nhất của Tổ quốc.

Một trong số những lợi ích của việc sử dụng điện thoại cố định đó là nhằm phân tải cho mạng di động trong mỗi dịp lễ Tết luôn được Bộ bưu chính viễn thông cùng các doanh nghiệp viễn thông hướng dẫn tới khách hàng. Và họ hiểu rằng, dù có khó, vẫn phải đưa ra những chiến lược phát triển điện thoại cố định tới người dân. Từ việc khuyến mại, giảm giá lắp đặt khi hoà mạng đến liên tục nghiên cứu, phát triển các dịch vụ tiện ích từ cố định. Bản thân VNPT, để có một hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, lãnh đạo Tập đoàn đã xác định nhất thiết vẫn phải phát triển điện thoại cố định. Với quan điểm này, năm 2007, VNPT đã đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện chương trình

cáp quang hóa mạng truyền dẫn nội tỉnh, cáp quang hóa mạng nội thị tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, cáp quang xuống xã và tới tận nhà của thuê bao. Số vốn đầu tư cho kế hoạch này không hề nhỏ chút nào, lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Năm 2006, EVN và Viettel nhảy vào thị trường cung cấp thuê bao cố định, cùng theo đó là các chiến dịch khuyến mãi, giảm cước. Trong khi đó, cước điện thoại di động vẫn đang ở mức khá cao, nên việc sử dụng điện thoại cố định vẫn đang còn rất phổ biến.

Hình 3.4. Tình hình phát triễn Internet sử dụng công nghệ ADSL tại Việt Nam

Hình 3.5. Tỷ lệ tăng trưởng người dùng Internet tại châu Á

Như chúng ta đã biết công nghệ ADSL dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn của mạng cáp đồng điện thoại. Qua những hình ảnh trên chúng ta có thể thấy điện thoại cố định vẫn và đang phát triển nhanh chóng góp phần không nhỏ và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta.

KẾT LUẬN

Bài tập lớn trên đã tổng hợp những kiến thức được học và tìm hiểu của nhóm em về học phần Thiết Bị Đầu Cuối. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và các lĩnh vực khác.

Qua đây, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Dương Hữu Ái đã

giúp đỡ em hoàn thành bài thực hành này.

Sinh Viên Thực Hiện

Nguyễn Phước Thiện Nguyễn Văn Bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng “Thiết Bị Đầu Cuối” của thầy Dương Hữu Ái [2] Giáo trình “Thiết Bị Đầu Cuối Thông Tin” của Vũ Đức Thọ [3] Trang www.tongdai.com.vn

[4] Trang www.vnpt.com.vn [5] Trang www.dienthoai.com.vn

Một phần của tài liệu tìm hiểu điện thoại cố định có dây (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w