Tồn tại và nguyên nhâ n:

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương mại Hữu Nghị 2.DOC (Trang 61 - 64)

- Xuấtkhẩu theo nghị định thư.

b)Tồn tại và nguyên nhâ n:

Bên cạnh các thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty còn những tồn tại sau:

- Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giao khoán chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu cho các phòng nghiệp vụ và chi nhánh, và trong cơ cấu tổ chức không có phòng Marketing chuyên trách đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường nên công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu là các phòng nghiệp vụ thị trường thực hiện, bộ phận thị trường trong cơ cấu phòng tổng hợp chỉ có chức năng giúp cho Giám đốc định hướng về kế hoạch phát triển thị trường chung của Công ty làm cơ sở để chỉ đạo cho các phòng nghiệp vụ thực hiện. Việc nghiên cứu thị trường ở các phòng nghiệp vụ không có nhân viên chuyên trách thực hiện mà chủ yếu là do trưởng phó phòng đảm nhận bằng các mối quan hệ cá nhân, uy tín của Công ty và tài liệu về thị trường để tìm kiếm nguồn hàng, bạn hàng cho nhu cầu xuất nhập khẩu, nên công tác nghiên cứu thị trường chưa chuyên sâu, đã bỏ lỡ một số cơ hội xuất nhập khẩu, việc tìm kiếm bạn hàng mang tính manh mún, chụp giựt. Công ty chưa duy trì được sự có mặt thường xuyên của các thị trường mà vẫn ở trong tình trạng “năm được, năm

Mặt khác do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giao khoán chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu cho các phòng nghiệp vụ và chi nhánh, và cơ chế khoán này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong Công ty có hiện tượng phân tán lực lượng, phần lo chung cho toàn Công ty chưa được chú ý, chỉ trong phạm vi từng phòng, từng đơn vị, chưa có sự phối hợp công tác giữa các phòng nghiệp vụ, còn có hiện tượng thụ động ai biết việc của người ấy. Các phòng nghiệp vụ thực hiện những thương vụ lớn, khó khăn có nhiều tình tiết phải tính toán thì chưa chặt chẽ. Cần sớm khắc phục hiện tượng này thì mới đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được kết quả tốt.

- Thiếu nguồn tài chính để đảm bảo phát triển kinh doanh theo kế hoạch đã đặt ra. Nguồn tài chính hiện có không đủ đáp ứng được các yêu cầu về đầu tư lớn, đầu tư chiều sâu, khai thác thế mạnh cơ sở vật chất, đầu tư cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Trong kinh doanh một số đơn vị còn để xảy ra hiện tượng khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty, tuy chưa đến mức nợ khó đòi nhưng đã tạo nên việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

- Trong những năm qua, tuy vượt chỉ tiêu về XNK và doanh thu nhưng cơ cấu kinh doanh chưa đạt mục tiêu chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, mà thực hiện nghiệp vụ uỷ thác còn cao tuy về tâm lý là đảm bảo an toàn, ít rủi ro nhưng vì không bỏ sức ra để thu mua hàng từ cơ sở sản xuất và tìm khách hàng ngoại để bán nên bản thân Công ty không có doanh thu lớn và hiệu quả rất thấp: có mặt hàng doanh số lớn nhưng kim ngạch lại thấp vì Công ty không được xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua đầu mối.

- Kinh doanh nội địa còn nhiều mặt yếu kém, trước hết là phương thức kinh doanh, doanh số và lợi nhuận. Mạng lưới kinh doanh bán lẻ tuy

đã được phát triển thêm trơng năm 2001 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thương mại bán lẻ, phương thức kinh doanh bán lẻ cần phải được tiếp tục đổi mới. Khối kinh doanh sản xuất và dịch vụ còn kém phát triển, quy mô còn quá nhỏ chưa đủ sức để trụ vững trên thương trường.

- Suy cho cùng việc kinh doanh là do từng người thực hiện các công việc cụ thể mà không phải ai cũng có đủ các yếu tố như ai. Yếu tố trình độ CBCNV trong hoạt động kinh doanh rất quan trọng. Nó chi phối tới phần lớn hiệu quả kinh doanh của Công ty. Kinh doanh trong cơ chế thị trường không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế mà cần có sự đào tạo một cách chính quy, bài bản. Ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II , mặc dù nguồn nhân lực của Công ty có tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học cao nhưng đứng trước đòi hỏi của cơ chế mới cần được nghiêm túc đánh giá lại. Thứ nhất không phải tất cả cán bộ kinh doanh trong Công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay, và đặc biệt là những tri thức khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho hoạt động hiệu quả. Thứ hai, một bộ phận Cán bộ vẫn chưa có tư duy kinh doanh cơ chế thị trường, sự năng động trong việc tìm kiếm khách hàng, chủ động tạo công việc, đặc biệt là sự lôi kéo khách hàng, khuyếch trương uy tín của Công ty. Thực trạng này đòi hỏi Công ty phải quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo cho đội ngũ nhân viên đặc biệt là phải đưa những kiến thức Marketing cơ bản vào vận dụng được trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Bên cạnh đó cần chú trọng tuyển mộ những nhân viên mới có năng lực, tư duy kinh doanh mới.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI

HỮU NGHỊ II .

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương mại Hữu Nghị 2.DOC (Trang 61 - 64)