Nhận diện vật liệu thực (PMI)

Một phần của tài liệu Kiểm tra không phá hủy (Trang 42 - 44)

Nhận diện vật liệu thực (PMI) là một trong những phương pháp thử nghiệm không phá

hủy chuyên dùng. Bằng phương pháp nhận diện vật liệu thực, ta có thể xác định cấu

tạo hợp kim của vật liệu. Nếu chứng chỉ vật liệu bị thiếu sót hay không rõ cấu tạo của

vật liệu, thì PMI chính là giải pháp. PMI đặc biệt được sử dụng cho kim loại chất lượng cao như thép không rỉ và kim loại nặng. Trong khi các kỹ sư cố gắng đẩy các

giới hạn làm việc của vật liệu đến giới hạn thiết kế, thì việc bảo đảm rằng vật liệu đúng được sử dụng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Có 2 phương pháp PMI:

Nguyên lý XRF (x-ray fluorescence – huỳnh quang do tia X) là một trong những phương pháp PMI. Thiết bị sử dụng các nguồn phóng xạ thấp (đồng vị) hay các đầu

chiếu tia X. Vật liệu cần chiếu chụp cho biết phóng xạ và năng lượng phát ra. Vì mỗi

nguyên tố đều có cấu trúc nguyên tử riêng của nó, nên sự phản xạ này sẽ tạo ra mức năng lượng riêng biệt cho mỗi nguyên tố khác nhau. Người ta đo lường và dò tìm năng lượng này để xác định các nguyên tố tạo ra hợp kim.

Một phương pháp PMI khác là chụp ảnh quang phổ tia phát. Phép chụp ảnh quang phổ

dựa trên việc phát quang. Thiết bị gồm có một đầu dò phát ra tia được sử dụng để làm bốc hơi vật liệu cần được phân tích. Các nguyên tử và ion trong hơi này sinh ra một

quang phổ, ta có thể đo quang phổ này và tính toán lại để xác định cấu tạo của vật liệu. Đặc điểm của vật liệu như sự khác biệt cấu trúc và việc sử lý nhiệt không làm ảnh hưởng đến kết quả đo lường bằng PMI. Tuy nhiên, điều quan trọng là bề mặt phải đồng nhất với phần còn lại của vật liệu. Lớp ô xy hóa, lớp bao phủ, vết dơ trên bề mặt

vật liệu sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả. Và bề mặt cũng phải nhẵn. PMI có thể xác định được các nguyên tố: Ti, V, Cr, Mn, Co, Fe, Cu, Zn, Ni, Se, Nb, Mo.

PHỤ LỤC 1:

Một phần của tài liệu Kiểm tra không phá hủy (Trang 42 - 44)