V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
- Nhìn chung học sinh đều nắm bắt được các tính chất vật lí của các hidrocacbon đơn
giản.
-Nhìn chung học sinh trả lời được các tính chất vật lí ở mức độ học thuộc và nhớ (câu
hỏi dễ) khá cao,chiếm trên 90%.
- Tỷ lệ học sinh trả lời các câu hỏi ở mức độ khó,đòi hỏi phải có sự suy luận chiếm tỷ lệ thấp khoảng 19% (như các câu hỏi so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các đồng phân mạch thẳng,mạch nhánh….).
3.ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Qua kết quả thực tế cho thấy, đối với dạng bài tập về tính chất vật lí của các hidrocacbon đơn giản học sinh chỉ trả lời được các câu hỏi có nội dung nằm trong sách giáo khoa, còn các bài tập nâng cao đòi hỏi có sự suy luận thì hầu như học sinh đều không giải quyết được. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì qua thực tế tôi thấy hầu như trong các tiết dạy lý thuyết về các hidrocacbon giáo viên đều chỉ nói sơ qua một vài tính chất vật lý của các hidrocacbon có trong sách giáo khoa hoặc có giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc các tính chất vật lý mà không có bất kì một sự giải thích nào.
Từ thực tế này bản thân tôi xin đưa ra một số đề xuất sau nhằm giúp cho việc dạy và học các tính chất vật lý của các chất được tốt hơn:
•Trong các tiết dạy lý thuyết các hidrocacbon giáo viên
giảng dạy không nên quá xem nhẹ các tính chất vật lý mà bỏ qua. Vì điều này sẽ khiến học sinh khi học môn hóa học chỉ biết học các phần như cấu tạo chất ,tính chất hóa hoc,phần điều chế mà xem nhẹ các kiến thức tính chất vật lý khiến cho các em không biết giải quyết như thế nào khi gặp dạng bài tập về tính chất vật lý của các hidrocacbon. •Giáo viên có thể cho học sinh soạn bài trước ở nhà ,khi đến lớp giáo viên tổ chức cho học sinh nêu lại các tính chất vật lý mà các em đã biết,sau đó giáo viên giúp học sinh giải thích một số tính chất vật lý quan trọng như độ tan , nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy…từ đó giáo viên khái quát lên thành một số quy luật để học sinh có thể vận dụng giải thích tương tự trong các bài học tiếp theo.
•Trong các tiêt học tự chọn vào tiết học hóa trong tuần giáo viên nên đưa một số bài tập liên quan đến tính chất vật lí của các hidrocacbon đã được học ở các tiết trước (bài
tập đưa ra có thể là ở dạng trắc nghiệm,hay các bài tập tự luận giải thích tính chất các chất…).
Phần ba KẾT LUẬN CHUNG
Việc xây dựng hệ thống bài tập về tính chất vật lý của các hợp chất
hidrocacbon là hết sức cần thiết và quan trọng.Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài tôi cũng đã có điều kiện tiếp cận với học sinh và tìm hiểu được mức độ nắm bắt các tính chất vật lý của các hidrocacbon đơn giản của học sinh. Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn trong đề tài sẽ có nhiều thiếu sót, tôi chân thành mong muốn nhận được sự góp ý, nhận xét, chỉ bảo thêm của quý thầy cô nhằm giúp tôi bổ sung và hoàn thiện đề tài nghiên cứu , đồng thời trao dồi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc giảng dạy sau này của tôi.
Thực hiện mục đích và những nhiêm vụ đặt ra trong đề tài :” XÂY DỰNG BAØI TẬP VỀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT HIĐROCACBON” (phần hóa học hữu cơ lớp 11- THPT ) tôi đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
1). Bước đầu xây dựng hệ thống bài tập về tính chất vật
lý của các hợp chất hidrocacbon đơn giản. Trong đề tài nay tôi đã xây dựng được tất cả 100 bài tập được chia ra thành 2 phần: 50 bài tập tự luận và 50 câu hỏi trắc nghiệm.
a)Phần bài tập tự luận gồm:
-25 bài tập tự luận có hướng dẫn gợi ý trả lời. -25 bài tập tự luận tự giải.
b)Phần bài tập trắc nghiệm gồm 50 câu có đưa ra đáp án.
2).Những dạng bài tập xây dựng được trong đề tài này:
-Bài tập dễ : bài tập điền khuyết , bài tập nối mệnh đề,bài
tập nhận xét đúng hay sai.
Đối với dạng bài tập này học sinh chỉ cần biết và nhớ các tính chất vật lý để giải quyết vấn đề,chưa cần có sự suy luận.
Dạng bài tập này dùng cho học sinh học yếu môn hóa.
-Bài tập trung bình: bài tập giải thích độ tan, bài tập nhận xét
sự biến đổi tính chất vật lý từ đồ thị, bài tập so sánh tỷ trọng của các hợp chất hidrocacbon đơn giản, bài tập tách
các chất ra khỏi nhau dựa tính chất vật lý , bài tập so sánh và giải thích nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các ankan, anken,ankin mạch thẳng.
Đối với dạng bài tập này đòi hỏi học sinh có sự vận dụng một số quy luật đơn giản để giải quyết vấn đề.
Dạng bài tập này dùng cho học sinh trung bình .
-Bài tập khó: bài tập và giải thích so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt
độ nóng chảy,độ tan giữa các đồng phân của các hợp chất hidrocacbon , bài tập vẽ đồ thị từ các số liệu cho sẵn, bài tập giải thích các tính chất vật lý của các hidrocacbon,bài tập so sánh độ bền các chất, bài tập tính nhiệt tỏa ra.
Dạng bài tập này dùng cho học sinh học khá-giỏi môn hóa.
3).Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khả năng học môn
hóa học ở trường tham gia thực tập. Đặc biệt dã nắm bắt được tình hình dạy và học về tính chất vật lý của giáo viên và học sinh ở trường thực tập.
4).Đánh giá trình độ đáp ứng của học sinh ở trường phổ
thông
Nhìn chung khả năng giải quyết các bài tập về tính chất vật lý của học sinh thấp
Đối với các dạng bài tập dễ và trung bình thì đa số học sinh giải quyết được (chiếm trên 90%).
Đối với các dạng bài tập khó thì chỉ một phần nhỏ học sinh giải quyết được(chiếm khoảng 5-10%).
5).Phương hướng phát triển của đề tài:
-Tiếp tục xây dựng hệ thống bài tập về tính chất vật lý của các hợp chất hidrocacbon nói riêng và các hợp chất hữu cơ nói chung trong chương trình hóa học hữu cơ ở bậc trung học phổ thông .
-Sử dụng các phần mềm hóa học để thiết lập hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm cho việc kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh.
TAØI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao; Nxb. Giáo dục 2006. 2. Sách giáo khoa hóa học 11 cơ bản; Nxb. Giáo dục 2006.
3. NGUYỄN HỮU ĐĨNH , ĐỖ ĐÌNH RÃNG;Hóa hữu cơ ;tập 1; Nxb. Giáo dục. 4. NGUYỄN ĐÌNH TRIỆU;Hóa hữu cơ;tập 1; Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 5. TRẦN QUỐC SƠN; Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ;tập 1;Nxb. Giáo dục.
6. TRẦN QUỐC SƠN,ĐẶNG VĂN LIẾU; Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ; Nxb Đại học sư phạm. 7.NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG; 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11;Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
8.CAO CỰ GIÁC; Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học; Nxb. Giáo dục.
9. NGUYỄN VĂN HÙNG ; Phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học 11; Nxb. Giáo dục. 10.Một số trang web hóa học.
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...1 Phần một LỜI MỞ ĐẦU ...2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TAØI...2
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...3
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU...4
1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...4
2.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU...4
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...4
Phần hai NỘI DUNG...5
Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT...5
A.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ...5
I.HIDROCACBON NO...5
1.ANKAN ...5
2.XICLOANKAN...6
II.HIDROCACBON KHÔNG NO...6
1.ANKEN...6
2.ANKIN...7
3.ANKAĐIEN ...7
4.TECPEN...7
B.MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VAØ TÍNH CHẤT VẬT LÍ...8
I.HIDROCACBON NO...8
1.ANKEN ...9
2. ANKIN ...10
III.HIDROCACBON THƠM...10
Chương II BAØI TẬP...11
A.BAØI TẬP TỰ LUẬN ...11
I. BAØI TẬP CÓ LỜI GIẢI...11
II.BAØI TẬP TỰ GIẢI...17
B.BAØI TẬP TRẮC NGHIỆM...21
Chương III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...31
I. MỤC ĐÍCH VAØ NHIỆM VỤ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM...31
II. ĐỊA BAØN ,THỜI GIAN VAØ GIÁO VIÊN THAM GIA NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM...31
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...31
IV.NỘI DUNG...31
V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...35
1. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...35
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...36
3.ĐỀ XUẤT Ý KIẾN...36
Phần ba KẾT LUẬN CHUNG...37
TAØI LIỆU THAM KHẢO...39