Chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tích cực: mở rộng biên độ dao động lên ± 5% và cho phép tỷ giá VND/USD biến động theo hướng phù hợp với thực trạng cung, cầu ngoại hối trên thị trường. Trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục điều chỉnh phá giá dần dần tiền đồng, tránh gây sốc, nhưng bảo đảm theo khuynh hướng tăng/giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR, JPY, GBP) theo tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước/khối nước liên quan.
Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Nguồn kinh phí của gói kích cầu 1 tỉ USD cần được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, chỉ tài trợ cho các khoản tín dụng liên quan trực tiếp tới xuất khẩu: Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu các loại hối phiếu thanh toán trả chậm, hoặc cấp tín dụng ngay cho các doanh nghiệp có thể chứng minh đã hoàn thành việc giao hàng và đang làm thủ tục thanh toán trên cơ sở bảo đảm thanh toán bằng chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa cho ngân hàng. Chính phủ có thể bảo lãnh các khoản thanh toán này.
Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế, hải quan).
trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam tập trung cao độ vào một số thị trường trọng điểm đang chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới. Do vậy, cần huy ñộng các cơ quan ngoại giao và mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới để phát triển, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Mỹ La-tinh, đồng thời khôi phục lại những thị trường cũ như Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập...
Cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu: Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Hàng hóa nhập khẩu cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu thành phẩm, tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu thô.
Khai thác thị trường trong nước: Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đối với các nước trong khu vực. Nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, giày dép, thiết bị điện tử đã đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cần nỗ lực khai thác thị trường nội địa để duy trì quy mô hoạt động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, giảm áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng cán cân thương mại, nhất là hỗ trợ cho các nhà sản xuất lúc thị trường xuất khẩu có biến động xấu.
đáng, đồng thời giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Các chính sách tài khóa khác: Để giảm tác động tiêu cực của suy giảm sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu, Chính phủ cần nghiên cứu chế độ trợ cấp thất nghiệp cho công nhân của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu bị mất việc làm, song song với các biện pháp hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho công nhân mất việc trên cả nước nhằm tránh vòng xoáy suy thoái kinh tế - thất nghiệp, không có thu nhập, giảm tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân dẫn tới thất nghiệp trầm trọng hơn.
Chính sách tiền tệ: Cần nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, nhằm tạo thanh khoản và huy động nguồn lực cho chính sách tài khóa của Chính phủ. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giám sát cẩn trọng, minh bạch trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Các giải pháp khác:
Ở thời điểm hiện nay, các DN nên tiếp tục thúc đẩy hoạt động XK các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao tại các thị trường truyền thống gắn liền với việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường XK. Không nên phụ thuộc vào một thị trường
Hàng hóa của các DN đã XK đến hơn 200 nước trên thế giới nhưng trên 80% giá trị hàng hóa tập trung tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... nên trước mắt, DN vẫn nên chú trọng và duy trì kim ngạch XK đối với các thị trường này. Nhưng để tránh phụ thuộc về lâu dài, các DN cần chủ động nghiên cứu, mở rộng đến các thị trường mới như: Châu Á, Châu Phi, Nam
Mỹ..
Giữ vững và củng cố các thị trường trọng điểm. Theo các chuyên gia kinh tế, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản về lâu về dài vẫn là những thị trường tiềm năng nhất mà các DN VN nên duy trì và phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ, một trong những thị trường được xem là "rốn" XK hàng hóa của VN.
Do đó, DN cần tăng cường công tác tìm kiếm thị trường, nắm bắt và tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng NK, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để có hiểu biết kịp thời về bạn hàng và thị trường XK của mình.
Hiện Mỹ đã và đang chuẩn bị ban hành một số điều luật như: Đạo luật Farm Bill, Luật Lacey sẽ ảnh hưởng đến một số mặt hàng XK của VN như hàng thuỷ sản, đồ gỗ... Do đó, DN cần tiếp xúc nhiều hơn nữa với cơ quan tham vấn để hiểu rõ về những quy định mới.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông lâm thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ nông sản cho một số ngành có lượng hàng hóa lớn và sản xuất tập trung như như lúa gạo, thủy sản và một số nông sản khác nhằm duy trì sản xuất ổn định thu nhập và việc làm cho nông dân.
Khẩn trương tiêu thụ một số ngành hàng có lượng hàng hoá lớn và sản xuất tập trung như lúa, gạo, thuỷ sản Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường XK sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng Thúc đẩy sớm việc ký kết các hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Ấn Độ
Khai thác tối đa thị trường Nhật Bản
Điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp. Linh hoạt trong điều hành thuế suất thuế XK và thuế NK theo hướng hỗ trợ cho sản xuất trong nước và triển khai đề án thí điểm “ Bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu”, trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt
KẾT LUẬN
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2011 có bước phát triển mạnh mẽ, đặt biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, Việt Nam đã vượt qua các khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại từ đó đã đề ra
giải pháp và định hướng làm tăng mức kim ngạch vào năm 2010 kéo dài đến năm 2011 và trong tương lai sẽ phát triển vượt bật, kim ngạch đạt được trong thời gian qua chủ yếu từ các thị trường truyền thống chủ chốt, nhà nước cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu một mặt để giảm bớt sức cạnh tranh hàng hóa ở các thị trường cũ, mặt khác để da dạng hóa thi trường tạo sức hấp dẫn đưa “ hàng Việt Nam có mặt ở khắp mọi lãnh thổ trên thế giới ”.
Nhà nước luôn khuyến khích hỗ trợ cho xuất khẩu song nguồn lực của nhà nước không phải là vô hạn do đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực, cố gắng trong hoạt động xuất khẩu của công ty mình bằng cách tận dụng những lợi thế mình có và liên kết với các doanh nghiệp khác để khắc phục những hạn chế, những điểm yếu của bản thân doanh nghiệp.
Với những thành tựu mà VN đã đạt được như việc trở thành thành viên chính thức của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập WTO, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương với nhiều thị trường lớn đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội to lớn cũng như những thách thức khó khăn. Các doanh nghiệp cần phải biết “sáng suốt” tận dụng triệt để những cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Võ Thanh Thu _Ths Ngô Thị Hải Xuân, 2006, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Lao động – Xã hội
2. www.gso.gov.vn _ Tổng cục thống kê Việt Nam 3. www.moit.gov.vn _Bộ Công thương Việt Nam
4. www.customs.gov.vn _ Tổng cục Hải quan Việt Nam 5. www.ttnn.com.vn _ Cổng thông tin thị trường nước ngoài 6. www.ngoaithuong.vn _ Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam 7. www.vcci.com.vn _ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 8. www.vinanet.com.vn _ Trang thông tin thị trường hàng hóa
9. www.vietrade.gov.vn _ Cục xúc tiến thương mại 10.www.khuyennongvn.gov.vn
11.www.chinhphu.vn
12.www.xttm.agroviet.gov.vn 13.www.thuongmai.vn