Chấn thương khí quản.

Một phần của tài liệu Bài giảng tai mũi họng phần 4 (Trang 60 - 62)

Thường rất nguy kịch do tình trạng thiếu oxy, kèm theo có thể có tràn khí, tràn máu trong lồng ngực, dễ gây nên các tai biến trầm trọng.

- Vùng cổ: thường gặp trong chấn thương hở vùng cổ nhưng cũng có thể gặp trong chấn thương kín do bị đập, xiết cổ quá mạnh.

- Vùng ngực: ngoài chấn thương hở, còn gặp chấn thương do xương ức ép mạnh vào cột sống hoặc do cú dội ngược.

3.2. Triệu chứng.

* Lâm sàng.

- Tràn khí là dấu hiệu cần được phát hiện ngay khi có chấn thương. Tràn khí có thể rõ, lan tỏa nhanh nhưng cũng có thể ít, kín đáo, có khi chỉ xuất hiện khi gây mê bóp bóng.

Tràn khí có thể dưới da, sờ thấy lép bép, nếu rõ gây biến dạng vùng cổ, cằm, mặt, ngực.

Tràn khí màng phổi trong rách khí quản ngực có thể chỉ thấy bóng khí ở trung thất, quanh tim, đỉnh phổi và có thể làm xẹp một phần hoặc cả một thuỳ phổi.

- Khó thở: có khó thở cả 2 thì, rõ hơn ở thì thở ra nếu chấn thương vùng ngực hoặc thì thở vào nếu có kèm theo chấn thương thanh quản. Khó thở có thể ở mức độ nhẹ đến trung bình hay nặng và ngày càng tăng dần.

- Ho: đau tăng khi ho, ho thành cơn, có thể ho sặc, khó thở tím tái rõ rệt.

* X - quang: cho thấy được hình ảnh tràn khí vùng cổ hay ngực, mức độ tràn khí, nhưng

thường khó xác định được vùng chấn thương. C.T.Scan có thể cho thấy được hình ảnh tổn thương đầy đủ hơn.

* Nội soi: là cần thiết để xác định được vị trí và tính chất tổn thương nhưng cần hết sức

thận trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm và gây khó thở nặng.

3.3. Xử trí.

3.3.1. Cấp cứu: khi có thủng, rách, vỡ sụn khí quản hoặc khi có tình trạng khó thở, đe dọa

chảy máu vào đường thở, có tràn khí rõ.

Cần phải:

- Mở khí quản cấp cứu, nếu cho phép nên mở khí quản thấp, xa vết thương để duy trì sự thông thoáng của ống thở.

- Chống sốc, chống chảy máu.

3.3.2. Nội khoa.

- Nằm đầu cao, hạn chế thay đổi tư thế đầu. - Corticoid sớm để giảm phù nề, tranh sẹo dính. - Kháng sinh.

- Giảm xuất tiết đường hô hấp để phòng tránh viêm đường hô hấp dưới. - Tiêm SAT (chống uốn ván).

3.3.3. Ngoại khoa: tuỳ theo tình trạng vết thương, đảm bảo nguyên tắc:- Khâu kín vết thủng hoặc rách vỡ. - Khâu kín vết thủng hoặc rách vỡ.

- Tiết kiệm trong cắt bỏ các phần bị rách, vỡ.

- Khâu từng lớp theo đúng vị trí giải phẫu và nút buộc luôn ở mặt ngoài.

- Lấp cố định bằng cân , cơ, niêm mạc và nếu thiếu có thể di chuyên lấy từ nơi khác tới.

- Nếu đứt rời hay dập nát vòng sụn thì cắt bỏ và thực hiện khâu nối khí quản tận- tận.

- Cố định cử động cổ ít nhất 1 tuần.

3.3.4. Theo dõi: sau khi rút ống thở cần theo dõi định kỳ trong vài tháng tiếp theo để phát hiện sớm các hiện tượng sùi, sẹo, chít hẹp. phát hiện sớm các hiện tượng sùi, sẹo, chít hẹp.

Một phần của tài liệu Bài giảng tai mũi họng phần 4 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w