0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

BÀI 8: SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 25 -26 )

8.1. LÝ THUYẾT

- Phần lớn các biến đổi xảy ra trong vật chất được xếp loại là sự biến đổi vật lý hoặc hoá học. Sự biến đổi vật lý xảy ra khi không có bất cứ sự biến đổi thành phần nào đi theo. Biến đổi hoá học dẫn đến kết quả có sự biến đổi thành phần, nghĩa là một chất bị biến đổi thành một hay nhiều chất mới.

- Dung dịch là kết quả tạo thành của một hay nhiều chất được gọi là chất tan được hoà tan trong một chất khác gọi là dung môi. Trong dung dịch lỏng chất tan có thể là khí, lỏng, hoặc rắn; dung dịch là chất lỏng. Một số chất hoà tan rắn có thể thu lại từ dung dịch lỏng nhờ vào việc làm bay hơi dung môi.

8.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

- Bằng nhiều phương pháp khác nhau tạo ra những biến đổi của vật chất. - Trắc nghiệm và quan sát vật chất trước và sau khi biến đổi chúng.

- Giải thích kết quả trắc nghiệm và xác định thành phần trong vật chất ban đầu có bị biến đổi hay không?

- Phân loại các biến đổi vật lý và hoá học.

8.3. DỤNG CỤ – HOÁ CHẤT:

Dụng cụ Hóa chất

- Ống nghiệm chịu nhiệt - NaCl - Kẹp ống nghiệm - NH4Cl - Đũa khuấy - CuCO3

- Đèn cồn - AgNO3 0,1M - Becher 250ml - HCl 6M - Becher 100ml

8.3. THỰC HÀNH

8.3.1. Biến đổi tính chất vật lý – hóa học của NaCl

- Làm ướt đầu đũa khuấy bằng nước cất rồi nhúng đầu đũa ướt đó vào trong mẫu sao cho có vài tinh thể rắn NaCl bám dính vào đó. Đưa đầu đũa có dính tinh thể NaCl đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

- Quan sát màu ngọn lửa, ghi kết quả vào bảng.

- Thêm 5ml nước cất vào mỗi ống nghiệm, lắc đều cho muối tan hết

- Thêm 10 giọt dung dịch AgNO3 0,1M vào một trong hai ống nghiệm, lắc kỹ và ghi nhận xét.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 25 -26 )

×