và rủi ro thanh khoản thuộc trách nhiệm của ALCO. Hội đồng tín dụng được thành lập để xem xét và quyết định các khoản vay.
A. QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THỊ TRƯỜNG RO THỊ TRƯỜNG
Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) là ủy ban trực thuộc Ban điều hành hỗ trợ HĐQT trong việc quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. ALCO chịu trách nhiệm chính về việc phát triển, thực thi và xem xét các quy chế, chiến lược và chính sách liên quan đến việc quản lý bảng cân đối kế toán, quản lý vốn và quản lý rủi ro thị trường cũng như rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.
Khối QLRR thị trường có trách nhiệm phát triển, thực thi và duy trì một cách nhất quán các chính sách và phương pháp xác định, đo lường, theo dõi, kiểm soát và thực hiện báo cáo về tình hình quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Mục tiêu
chính là tạo điều kiện thuận lợi trong việc ra quyết định, giảm thiểu biến động trong hoạt động của Ngân hàng và cung cấp thông tin rõ ràng về rủi ro thị trường cũng như rủi ro thanh khoản cho Ban lãnh đạo, Ủy ban ALCO, HĐQT và các cơ quan có thẩm quyền.
QUY CHẾ QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG Cơ chế quản lý rủi ro thị trường của Ngân hàng liên quan chặt chẽ với những nguyên tắc về quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định, các tiêu chuẩn của ngành và mang tính ứng dụng cao.
QUẢN LÝ RỦI RO VỀ GIÁ (RỦI RO KINH DOANH) Công tác kiểm soát và kỹ thuật chủ yếu để đo lường rủi ro về giá là giá trị chịu rủi ro (VAR). Phương pháp VAR được sử dụng để ước lượng mức lỗ dự kiến do những biến động thị trường trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy được xác định và điều kiện thị trường hoạt động bình thường.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng sử dụng phương pháp kiểm định khả năng chịu áp lực (stress testing) để xác định những sự kiện hoặc những thay đổi có khả năng xảy ra về thị trường tài chính và kinh tế mà có những ảnh hưởng bất lợi đối với Ngân hàng cũng như đánh giá được khả năng chịu áp lực của Ngân hàng trước những thay đổi đó.
Định kỳ, ALCO xem xét lại các hạn mức trạng thái ngoại hối và hạn mức dừng lỗ về kinh doanh ngoại hối, đồng thời Hội đồng tín dụng cũng tiến hành rà soát lại các hạn mức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.
QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
ABBANK đã thông qua nhiều công cụ theo dõi và quản lý rủi ro lãi suất khác nhau bao gồm: khe hở kỳ hạn định giá lại, khe hở thời lượng, kiểm định khả năng chịu áp lực đối với những biến động của lãi suất… nhằm đánh giá những biến động về thu nhập lãi ròng (NII) hoặc giá trị vốn chủ sở hữu.
Những chiến lược cũng như là những kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rủi ro được xem xét và thực hiện định kỳ chẳng hạn như điều chỉnh kỳ đáo hạn hoặc kỳ định giá lại của các tài sản Nợ - tài sản Có, lên chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo đảm huy động được các nguồn vốn dài hạn và thực hiện ký kết các thỏa thuận về lãi suất với các đối tác/khách hàng.
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
Ngân hàng hiện đang sở hữu một danh mục tài sản nợ đa dạng nhằm đáp ứng được các nhu cầu về vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn chính của Ngân hàng bao gồm tiền gửi khách hàng, tiền gửi liên ngân hàng và các nguồn vốn trung hạn. Sự phát triển ổn định của nguồn vốn mà Ngân hàng có được là do hệ thống chi nhánh rộng khắp cũng như dựa trên việc am hiểu và phân tích hành vi của khách hàng (đặc biệt là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn), tỷ lệ gia hạn các khoản tiền gửi luôn ổn định cũng góp phần tạo một nguồn vốn đều đặn cho Ngân hàng.
Ngân hàng cũng theo sát tình hình các tài sản lỏng hiện đang nắm giữ như tiền mặt và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Tài sản lỏng đảm bảo được duy trì ở mức vừa đủ nhằm có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
Khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra bởi các nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong. Các dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng thanh khoản cũng như các chỉ số thanh khoản được giám sát thường xuyên và Ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn cũng như các tỷ lệ thanh khoản khác.
Ngân hàng đồng thời cũng phải tuân thủ các hạn mức thanh khoản được quy định trong Quy chế Quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Từ mối quan hệ hợp tác chiến lược với Maybank, tập đoàn ngân hàng lớn nhất Malaysia, Ngân hàng đã mời các chuyên gia về quản lý rủi ro thị trường của Maybank để chia sẻ với Ngân hàng về các quy trình, quy định mới nhất về quản lý rủi ro thị trường. Những kiến thức đó đã giúp Ngân hàng củng cố và phát triển hoạt động quản lý rủi ro thị trường của mình. Khối Quản lý rủi ro thị trường trong năm 2010 đã ban hành Quy chế Kiểm định khả năng chịu lực (Stress Testing). Ngoài ra, Khối cũng đã trình duyệt một số quy chế/chính sách khác như Quy chế Quản lý rủi ro kinh doanh, Quy chế Quản lý rủi ro thanh khoản, Quy chế Quản lý rủi ro lãi suất, Quy định hướng dẫn lập báo cáo rủi ro lãi suất, làm cơ sở pháp lý để thực hiện QLRR tại ABBANK.