Cuộc họp chuyên đề lần thứ sáu về thƣơng mại điện tử của Đại hội đồng

Một phần của tài liệu Tổng quan về các hoạt động của wto liên quan tới thương mại điện tử (Trang 59 - 137)

Cuộc họp lần thứ 6 diễn ra vào ngày 7 và 21/11/2005. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trƣởng WTO lần thứ sáu tại Hong Kong vào tháng 12 và đã hơn hai năm trôi qua kể từ cuộc họp chuyên đề lần thứ năm. Chƣơng trình làm việc về Thƣơng mại điện tử đã rơi vào bế tắc tƣơng tự nhƣ nhiều vấn đề nóng bỏng khác của Vòng Đàm phán Doha.,

Trƣớc cuộc họp này, phái đoàn Hoa Kỳ đã đệ trình tài liệu WT/GC/W/551 với nhan đề “Chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trƣởng 2005 – Chƣơng trình làm việc về Thƣơng

mại điện tử”. Cuộc họp đã tập trung thảo luận về các đề xuất nêu trong tài liệu này, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới mua bán phần mềm trên mạng.

Phái đoàn Hoa Kỳ phát biểu đã lâu chƣa có cuộc họp chuyên đề nào đƣợc tổ chức liên quan tới các vấn đề chung của thƣơng mại điện tử. Phái đoàn mong muốn cuộc họp này giải quyết một số vấn đề đƣợc đặt ra trong vài năm qua. Liên quan tới thỏa thuận tạm thời chƣa áp dụng thuế nhập khẩu đối với việc truyền dữ liệu điện tử tài liệu đặt ra hai ý tƣởng: một là làm sáng tỏ phạm vi áp dụng trong thực tế, hai là mở rộng thỏa thuận tạm thời thành vĩnh viễn có tính chất cam kết ràng buộc trong Vòng Doha. Một điểm quan trọng đƣợc đề xuất trong tài liệu là các thành viên sẽ không tạo ra các rào cản mới trong thƣơng mại điện tử - một hình thức thƣơng mại đã phát triển nhanh khi không có rào cản – rồi sau đó phải mất nhiều năm cố gắng để loại bỏ chính các rào cản này. Ngoài ra, ngôn ngữ trong thỏa thuận tạm thời đã dẫn tới nhầm lẫn đối với phạm vi của nó. Phái đoàn Hoa Kỳ gợi ý thuật ngữ “truyền dữ liệu điện tử” mà họ cho là mơ hồ nên đƣợc thay thế bằng thuật ngữ “các sản phẩm đƣợc truyền trên mạng” [products transmitted electronically] cho rõ ràng hơn.

Một phần khác của tài liệu đề cập tới việc đối xử với phần mềm đƣợc cung cấp trên mạng. Theo quan điểm của phái đoàn Hoa Kỳ, việc xem xét tại các cuộc họp chuyên đề về vấn đề phân loại trong năm năm qua đã rơi vào bế tắc. Mục tiêu hiện nay là phải vƣợt qua sự bế tắc đó và tập trung vào các vấn đề cụ thể mà các phái đoàn có thể giải quyết theo một hƣớng hệ thống hơn, qua đó đạt đƣợc tiến bộ khi giải quyết những vấn đề đang sôi động trong thƣơng mại toàn cầu. Phần mềm là một ngành công nghiệp với quy mô 600 tỷ USD góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của tất cả các nền kinh tế. Bởi vậy, tất cả các nƣớc đều quan tâm tới việc đối xử với thƣơng mại phần mềm một cách tự do. Phần mềm bao hàm sự hợp tác, thông thƣờng nhiều nƣớc cùng chung nhau phát triển – và trao đổi phần mềm có lợi chung cho cả nƣớc sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ. Mục tiêu của Phái đoàn Hoa Kỳ không làm ảnh hƣởng tới quan điểm của bất kỳ thành viên nào về việc coi phần mềm là hàng hóa hay dịch vụ, mà nhằm tập trung vào giá trị của môi trƣờng thƣơng mại tự do đối với các sản phẩm trƣớc kia chuyển qua biên giới bằng những vật thể hữu hình nhƣng ngày càng đƣợc cung cấp qua mạng nhiều hơn. Đây chính là một lĩnh vực cụ thể mà WTO có thể đạt đƣợc tiến bộ nhất định khi đặt ra mục tiêu cho một nền thƣơng mại tự do.

Nói chung đề xuất nhận đƣợc sự ủng hộ để thảo luận. Một phái đoàn cho rằng các đại biểu không đƣợc sao nhãng nền tảng của Chƣơng trình làm việc, tức là tạo ra một môi trƣờng tự do nuôi dƣỡng sự tăng trƣởng của thƣơng mại điện tử nói chung. Phái đoàn này nhấn mạnh thỏa thuận tạm thời chƣa áp dụng thuế nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trƣờng này. Một số phái đoàn cho rằng trong năm 2006 cần phải làm rõ thỏa thuận tạm thời này và cuối cùng cần biến nó thành quy định vĩnh viễn đƣợc ràng buộc về pháp lý. Một số phái đoàn khác lại cho rằng có rất nhiều tác động khi đƣa thỏa thuận tạm thời thành vĩnh viễn và ràng buộc nên cần phải cân nhắc cẩn thận vấn đề này. Hầu hết các phái đoàn phát biểu rằng họ có thể nhất trí tiếp tục thực hiện thỏa thuận tạm thời cho tới Hội nghị Bộ trƣởng tiếp sau Hội nghị Bộ trƣởng ở Hong Kong, đồng thời mong muốn thảo luận trong năm 2006 về việc đƣa thỏa thuận này thành vĩnh viễn và ràng buộc. Tuy nhiên, hai phái đoàn cho rằng họ không thể đồng ý kéo dài thỏa thuận đó tại thời điểm hiện tại: một phái đoàn lập luận vấn đề này cần tiếp tục thảo luận và xem xét kỹ hơn sau Hội nghị Bộ trƣởng Hong

Kong, ngoài ra các thành viên có quá nhiều việc phải làm theo kế hoạch để tự do hóa thƣơng mại hơn nữa trong tất cả các lĩnh vực quan trọng (thuế, nông sản, dịch vụ, v.v...); một phái đoàn khác cho rằng sẽ có những tác động mang tính hệ thống liên quan tới việc biến thỏa thuận tạm thời này thành vĩnh viễn.

Về chính sách thƣơng mại đối với phần mềm, nhiều phái đoàn ủng hộ làm việc để tiến tới đồng thuận nhằm đảm bảo phần mềm mua bán trên mạng đƣợc hƣởng mức đối xử tƣơng đƣơng với phần mềm trao đổi qua biên giới bằng các vật thể truyền thống nhƣ đĩa mềm. Một số phái đoàn cho rằng tất cả hàng hóa công nghệ thông tin và dịch vụ hỗ trợ cho thƣơng mại điện tử cần phải đƣợc hƣởng chính sách thƣơng mại tự do ở mức tốt nhất có thể đƣợc. Theo quan điểm của một phái đoàn, điều này nên mở rộng ngoài phạm vi phần mềm và bao gồm dịch vụ viễn thông, dịch vụ liên quan tới máy tính, mua sắm chính phủ về hàng hóa CNTT và các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại điện tử. Nhằm mục tiêu này, cần phải làm rõ hơn khái niệm “phần mềm”, tuy nhiên không cần phải xây dựng một kiến trúc mới trong các hiệp định của WTO vì có thể sử dụng các nguyên tắc hiện tại nhƣ MFN và cam kết đối xử quốc gia cho CPC 842. Một phái đoàn cho rằng đề xuất này không khuấy động trở lại vấn đề phân loại, lập trƣờng của đề xuất phù hợp với nguyên tắc trung lập về công nghệ.

Nói chung các phái đoàn nhất trí thảo luận về vấn đề này trong khung khổ Chƣơng trình làm việc năm 2006. Một số phái đoàn đề xuất chi tiết hơn nhƣ có thể yêu cầu các Bộ trƣởng đƣa ra những định hƣớng gì, đồng thời lƣu ý rằng thời gian còn lại rất ít để có bất kỳ định hƣớng nào từ các Bộ trƣởng đối với chính sách thƣơng mại cho phần mềm tại Hội nghị Bộ trƣởng Hong Kong. Liên quan tới thảo luận năm 2006, các phái đoàn nhấn mạnh Chƣơng trình làm việc phải bao gồm nhiều nội dung khác, bao gồm vấn đề phát triển. Một phái đoàn bày tỏ quan điểm thƣơng mại điện tử cực kỳ quan trọng cho tính cạnh tranh của các nƣớc đang phát triển và nhấn mạnh bất kỳ quyết định nào trong tƣơng lai về lĩnh vực này cũng cần phải tập trung vào nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Một số phái đoàn cho rằng họ không hài lòng với một số liên hệ tới các lĩnh vực khác trong những cuộc thảo luận hiện tại và nhấn mạnh bất kỳ thảo luận nào về vấn đề phần mềm cũng không đƣợc gắn với lĩnh vực đàm phán và không làm tổn hại tới vị thế của các thành viên, dù cho cung cấp trên mạng tƣơng đƣơng với cung cấp truyền thống là hàng hóa hay dịch vụ.

Đáp lại các câu hỏi và quan tâm trên của các phái đoàn, phái đoàn Hoa Kỳ cho biết họ không có dự định đƣa vấn đề phần mềm ra để thay thế các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề phát triển. Đồng thời, phái đoàn Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh cần phải tránh gắn vấn đề này với các cuộc đàm phán. Khi mạng băng thông rộng ngày càng phát triển ở nhiều nƣớc, sẽ có nhiều giao dịch thƣơng mại trên mạng hơn, vì vậy các thành viên cần phải nhìn vào tƣơng lai để đảm bảo rằng các rào cản không đƣợc dựng nên đối với công nghệ và sản phẩm tƣơng lai. Phần mềm đƣợc đề xuất nhƣ một minh họa điển hình cho lĩnh vực mua bán trên mạng mà các thành viên cần xem xét với quan điểm đảm bảo cho nó tiếp tục đƣợc hƣởng đối xử tự do. Đây không phải lần đầu tiên phần mềm đƣợc thảo luận tại các cuộc họp chuyên đề. Năm 2002 một phái đoàn khác cũng đã đƣa ra đề xuất tƣơng tự.

Cuối cùng, cuộc họp chuyên đề này đã nhất trí chuyển tới Chủ tịch Đại Hội đồng văn bản sau liên quan tới thƣơng mại điện tử để đƣa vào trong dự thảo Tuyên bố của Bộ trƣởng ở Hong Kong:

“Chúng ta ghi nhận các báo cáo của Đại Hội đồng và các cơ quan liên quan về Chương trình làm việc về Thương mại điện tử và thừa nhận việc xem xét các vấn đề trong Chương trình này vẫn chưa hoàn thành. [Chúng ta nhất trí phải nối lại công việc đó, bao gồm các vấn đề liên quan tới phát triển trong Chương trình làm việc và các thảo luận về những quy tắc thương mại đối với phần mềm cung cấp trên mạng. Chúng ta nhất trí duy trì các thể chế hiện tại để triển khai Chương trình làm việc. Chúng ta tuyên bố các Thành viên sẽ duy trì hiện trạng không áp dụng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm được cung cấp trên các mạng điện tử cho tới Hội nghị lần sau]”.

Chƣơng bốn

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA LIÊN QUAN TỚI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong hai năm 1999 và 2000, Hội đồng Thƣơng mại hàng hóa (CTG) đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm triển khai các nhiệm vụ của Đại Hội đồng giao cho trong khung khổ của Chƣơng trình làm việc về Thƣơng mại điện tử. Chủ đề cơ bản của các cuộc họp này xoay quanh câu hỏi đặc tính của sản phẩm cung cấp trên mạng là dịch vụ hay hàng hóa hay là dạng gì khác cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn phát sinh từ câu hỏi này. Chủ đề thảo luận đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau nhƣ thuế quan, phân loại, trị giá hải quan, quy tắc xuất xứ và giấy phép nhập khẩu. Dƣới đây tóm tắt những nội dung thảo luận chính theo từng góc độ.14

Phạm vi của Chƣơng trình làm việc và đặc tính của sản phẩm truyền trên mạng

Một số phái đoàn cho rằng thuật ngữ thƣơng mại điện tử vẫn chƣa đƣợc xác định và cho rằng cần phải bắt đầu công việc từ việc đƣa ra định nghĩa. Một số phái đoàn khác nhấn mạnh một định nghĩa chỉ có ích chừng nào nó gắn với các cam kết hiện có và lo ngại bất kể nỗ lực nào để đi tới một định nghĩa cũng sẽ gặp khó khăn trong một lĩnh vực năng động và tiến hóa nhanh nhƣ thƣơng mại điện tử. Một phái đoàn chỉ ra rằng một định nghĩa về thƣơng mại điện tử là không cần thiết trong bối cảnh triển khai Chƣơng trình làm việc bởi vì Hội đồng Hàng hóa có thể giải quyết các vấn đề nêu trong đoạn 3.1 mà không cần định nghĩa mới. Do không có cam kết hiện tại nào của WTO cho chính thƣơng mại điện tử nên không cần phải có một định nghĩa cuối cùng về thƣơng mại điện tử.

Khi thảo luận thƣơng mại điện tử bao gồm những yếu tố gì, một phái đoàn gợi ý bốn loại giao dịch có thể rơi vào định nghĩa khái niệm về thƣơng mại điện tử15

:

1. giao dịch đƣợc tiến hành trên mạng kết hợp với cung cấp hàng hóa hữu hình; trong trƣờng hợp này các cam kết truyền thống của GATT sẽ đƣợc áp dụng; 2. thƣơng mại quốc tế hàng hóa gắn với thƣơng mại điện tử (ví dụ máy tính cá

nhân); trong trƣờng hợp này các cam kết truyền thống của GATT sẽ đƣợc áp dụng;

3. thƣơng mại quốc tế các vật hữu hình chứa các sản phẩm số hóa (ví dụ phần mềm hay âm nhạc); vấn đề nội dung của vật chứa sẽ liên quan tới các câu hỏi về xác định giá trị hải quan;

14 Tổng hợp từ tài liệu G/C/W/158 15

4. thông tin số hóa đƣợc truyền trên mạng, tức là các sản phẩm đƣợc cung cấp trên mạng.

Hầu hết các phái đoàn đều ủng hộ sự cần thiết phải chỉ ra đặc tính của các sản phẩm đƣợc cung cấp trên mạng. Các quy định của WTO trong lĩnh vực hàng hóa (tức là GATT 1994 và các hiệp định thƣơng mại đa biên thuộc Phụ lục 1A của Hiệp định WTO) có thể sẽ phù hợp đối với các sản phẩm này khi nội dung của chúng có thể xác định là hàng hóa.

Một số phái đoàn cho rằng chính việc truyền dữ liệu điện tử là một dịch vụ cung cấp đƣợc đề cập tới trong GATS. Một phái đoàn phân vân liệu nội dung của sản phẩm đƣợc cung cấp trên mạng có thể tách rời với việc cung cấp nội dung không, trong khi các phái đoàn khác có thiên hƣớng tách rời nội dung sản phẩm với cung cấp sản phẩm đó.

Một số phái đoàn cho rằng sản phẩm đƣợc cung cấp trên mạng luôn luôn đƣợc coi là dịch vụ và các nguyên tắc của GATS sẽ đƣợc áp dụng. GATS trung lập về công nghệ và không phân biệt đối xử giữa các phƣơng thức cung cấp. Có những phái đoàn đáp lại điều này không đúng với bản chất linh hoạt và đang tiến hóa của Internet.

Một số phái đoàn đặt câu hỏi liệu các nguyên tắc pháp lý của GATT có thể đƣợc áp dụng đối với nội dung số hóa đƣợc cung cấp qua các phƣơng tiện điện tử khi mà các nội dung này có thể đặc trƣng nhƣ là hàng hóa. Các ví dụ đƣợc nêu ra là tác phẩm âm nhạc đƣợc tải về từ Internet ở dạng dữ liệu số tƣơng ứng với mua CD chứa tác phẩm đó ở cửa hàng. Trong bối cảnh phần mềm tải về từ Internet đang thay thế cho việc mua các đĩa CD chứa các phần mềm này, câu hỏi nổi lên là tại sao chỉ áp dụng thuế nhập khẩu đối với phần mềm trong vật chứa hữu hình (trong trƣờng hợp nhập khẩu) mà không áp dụng đối với phần mềm mua từ nƣớc ngoài qua Internet. Tuy nhiên, dữ liệu đƣợc tải về có thể không rơi vào định nghĩa nhập khẩu. Ngoài ra, trong tƣơng lai phần mềm đƣợc tải về trên Internet chắc sẽ là kết quả của một loạt tƣơng tác giữa khách hàng với nhà cung cấp và việc tải về chắc sẽ không phải là sản phẩm “tƣơng tự”. Bởi vậy, sẽ rất có ích nếu tiến hành thảo luận về “các sản phẩm tƣơng tự” trong bối cảnh này.

Một phái đoàn cho rằng việc phân phối quy mô lớn dữ liệu trên mạng sẽ thuộc phạm vi của GATT trong khi cung cấp quy mô cá nhân sẽ thuộc phạm vi của GATS.

Một phái đoàn có ý kiến cho rằng sẽ là không hiệu quả nếu ép mọi thứ trên mạng phải tƣơng đƣơng với hàng hóa hay dịch vụ. Tất cả các sản phẩm số hóa đều có thể đƣợc mua bán trên Internet. Trong khi một số sản phẩm nhƣ phần mềm hay âm nhạc có thể đƣợc lƣu trữ trong một số vật hữu hình sau khi nhận đƣợc chúng từ mạng (bởi vậy chúng tƣơng đƣơng hàng hóa) thì trong nhiều trƣờng hợp không cần tới các vật chứa hữu hình đó. Các sản phẩm này cũng có thể đƣợc lƣu trữ trên ổ cứng máy tính của ngƣời nhận. Từ các sản phẩm này có thể dẫn tới câu hỏi chúng nên đƣợc phân loại là hàng hóa hay dịch vụ. Với bản chất “tùy biến” cao của các sản phẩm số hóa thì việc phân loại chúng nhƣ là hàng hóa truyền thống sẽ khó có tính thuyết phục. Số loại sản phẩm mới có thể đƣợc số hóa là không giới hạn. Chẳng hạn, các sản phẩm số hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổng quan về các hoạt động của wto liên quan tới thương mại điện tử (Trang 59 - 137)