Thiệt hại phải là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 112 - 113)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

3. Thiệt hại phải là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm

Ởđây có một sự liên hệ rõ ràng giữa tính chắc chắn và tính chất trực tiếp của thiệt hại. Mặc dù mức độ trực tiếp không được nêu rõ trong PICC, nó được ngầm hiểu ở Ðiều 7.4.2 (1) qui định những thiệt hại phát sinh do "hậu quả của việc vi phạm" và giảđịnh mối quan hệ nhân quả giữa sự

vi phạm thực hiện hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Nếu là thiệt hại gián tiếp thì không chắc chắn cũng như không lường trước được.

Điều 7.4.4

(Khả năng dựđoán trước thiệt hại)

Bên không thực hiện chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại đã được dựđoán trước hoặc có thể lường trước vào thời điểm giao kết hợp đồng nếu không thực hiện nghĩa vụ.

BÌNH LUẬN

Nguyên tắc "giới hạn về bồi thường thiệt hại" (chỉ bồi thường những thiệt hại có thể dựđoán trước được) tương tự với cách giải quyết trong Điều 74 của CISG. Giới hạn này liên quan đến tính chất của hợp đồng: không phải bồi thường tất cả những lợi ích của bên bị vi phạm lẽ ra đã thu

được, mà là những lợi ích liên quan trong phạm vi điều chỉnh của hợp đồng, và bên vi phạm không phải bồi thường những thiệt hại không thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng và những rủi ro mà bên bị thiệt hại phải lường trước hay phải chịu trách nhiệm.

Khả năng lường trước của thiệt hại cần phải được đặt trong bối cảnh của việc xác định tính xác thực của thiệt hại như trong Điều 7.4.3.

giống một vài hệ thống luật của các nước, theo đó cho phép bồi thường cả những thiệt hại không lường trước được, khi nguyên nhân của sự vi phạm là do cố ý hoặc quá bất cẩn. Vì PICC không nêu một ngoại lệ như vậy, nên cần phải thu hẹp cách giải thích về khái niệm "khả năng lường trước". Khả năng lường trước liên quan đến tính chất của loại thiệt hại, nhưng không liên quan đến phạm vi của thiệt hại, trừ trường hợp chúng biến sự thiệt hại đó thành một loại thiệt hại kiểu khác. Trong bất kì trường hợp nào, khả năng lường trước là một khái niệm tương đối và vì thế thẩm phán phải dùng ý chí chủ quan và kinh nghiệm bản thân khi phán xét.

Để xác định thiệt hại nào là lường trước được, cần phải đặt chúng vào thời điểm giao kết hợp đồng và vị thế của bên vi phạm (kể cả người đại diện hoặc nhân viên của họ) và phải kiểm tra xem một người bình thường trong cùng một trường hợp tương tự có thểđoán trước được hậu quả

của việc vi phạm trong bối cảnh bình thường như trong hợp đồng hay không, ví dụ như những thông tin mà các bên nhận được hoặc những giao dịch trước đây của các bên.

Ví d

1.Một công ty vệ sinh đặt mua một chiếc máy của một nhà sản xuất. Tuy nhiên, chúng được chuyển chậm trễ mất năm tháng. Nhà sản xuất có nghĩa vụ phải bồi thường cho công ty này về

những lợi nhuận lẽ ra thu được nếu chiếc máy được đưa vào sử dụng kịp thời nếu nhà sản xuất phải biết là máy này cần được giao kịp thời để sử dụng.

2. A - là một ngân hàng, thường thuê dịch vụ của một công ty bảo vệ trông coi túi đựng tiền xu ở các chi nhánh ngân hàng. Do không thông báo cho công ty bảo vệ, A đã gửi một số túi có

đồng xu mới cho những nhà sưu tập và chúng có giá trị gấp 50 lần giá trị của những túi đựng tiền trước đây. Những túi này bịđánh cắp. A chỉ có thể bồi thường thiệt hại tương đương với giá trị của những túi trong những lần trước, vì chỉ thiệt hại này là được lường trước và công ty bảo vệ không thể biết được giá trị của vật bị mất đã tăng lên gấp nhiều lần (chuyển thành một loại thiệt hại khác).

Khác với một số các công ước quốc tế, cụ thể về giao nhận vận tải. PICC kế tục CISG, không bắt buộc bồi thường toàn bộ những thiệt hại, kể cả thiệt hại không lường trước được, khi vi phạm do lỗi vô ý.

Điều 7.4.5

(Chứng minh thiệt hại khi thay thế giao dịch)

Khi bên bị thiệt hại đã chấm dứt hợp đồng và thực hiện một giao dịch khác thay thế hợp đồng đó trong một thời hạn hợp lí và với một cách thức hợp lí, bên này có thể yêu cầu bù đắp sự chênh lệch giá cả giữa giá hợp đồng và giá cả của giao dịch thay thế, cũng như những thiệt hại phát sinh do những hậu quả tiếp theo sau việc thay thếđó.

BÌNH LUẬN

1.Thiệt hại được ước lượng trong trường hợp giao dịch thay thế

Ngoài những nguyên tắc chung có thểđược áp dụng cho việc chứng minh có thiệt hại xảy ra và mức độ thiệt hại, các bên cũng có thể giảđịnh mức độ thiệt hại, nếu như việc này làm cho công việc xác định thiệt hại dễ dàng hơn đối với bên bị thiệt hại.

Điều 7.4.5 tương tựĐiều 75 của CISG, đề cấp đến trường hợp khi bên bị thiệt hại phải thực hiện một giao dịch thay thế, ví dụ như phải bỏ ra những chi phí để giảm thiểu thiệt hại, cũng như

phải tuân theo những tập quán thương mại. Trong những trường hợp như vậy, thiệt hại sẽđược coi là sự chênh lệch giữa giá trị của hợp đồng và giá trị của giao dịch thay thế.

Giảđịnh này chỉ sử dụng khi có một giao dịch thay thế, không áp dụng khi bên bị thiệt hại tự

thực hiện những nghĩa vụ của bên vi phạm (ví dụ khi chủ tàu tự mình thực hiện sửa chữa con tàu vì nhà máy sửa chữa con tàu không chịu sửa chữa con tàu cho ông ta).

Việc xác định giao dịch thay thế sẽ không được áp dụng khi một công ty sau khi chấm dứt hợp đồng, đã sử dụng thiết bị của mình để thực hiện một hợp đồng khác, mà lẽ ra hợp đồng đó không được thực hiện trong cùng một thời hạn với hợp đồng bị chấm dứt ("thiệt hại về doanh thu").

Giao dịch thay thế cần phải được thực hiện trong một thời hạn hợp lí, theo một cách thức hợp lí để tránh cho bên vi phạm chịu thiệt thòi do hành vi cố ý làm tăng thiệt hại của bên kia.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)