Cộng 34,066,70
0 Kèm theo ... chứng từ gốc
Ngày 27/01/2009 Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
- Chi phí bằng tiền khác : Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt kế toán lập chứng từ ghi sổ
Bảng 2.14 : Chứng từ ghi sổ số 152 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành
viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S02a – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 152
Ngày 30 tháng 01 năm 2009
Đơn vị tính : Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoảnNợ Có Số tiền Ghi
chú
Chí phí bằng tiền khác 6278 111 38,364,467
Cộng 38,364,467
Kèm theo ... chứng từ gốc
Ngày 30/01/2009 Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.15 : Sổ cái tài khoản 627 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành
viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S02c1 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm : 2009
Tên tài khoản : Chi phí sản xuất chung thức ăn gia súc Số hiệu : TK 627 Đơn vị tính : Đồng NT GS Chứng từ GS SH NT Diễn giải TK ĐƯ Số tiến Nợ Có Ghi chú ... ... ... ... ... ... ...
27/01 134 27/01 Chi phí điện nước 331 29,904,700 Chi phí điện thoại 331 4,162,000
... ... ... ... ... ... ... 30/01 152 30/01 Chi phí bằng tiền khác 111 38,364,467
... ... ... ... ... ... ... 31/01 178 31/01 Chi phí khấu hao 214 12,346,620
31/01 TH 35 31/01 K/c CP SC chung 154 226,998,663 Cộng phát sinh 226,998,663 226,998,663 Số dư cuối tháng -
Ngày 31/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.16 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627.1 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành
viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S36 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT, KINH DOANH
Tài khoản : 627.1
Tên phân xưởng : Phân xưởng số 1
Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái
Đơn vị tính : Đồng NT GS Chứng từ SH NT Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có ... ... ... ... ... ... 18/01 PX 29 18/01 Chi phí vật liệu 152 1,504,380 ... ... ... ... ... ... 30/01 HĐ18 30/01 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 1,220,700
... ... ... ... ... ... 31/01 PC 22 31/01 Chi phí bằng tiền khác 111 8,364,467
Cộng số PS trong kỳ 18,230,298
31/01 TH 35 31/01 Kết chuyển CP SC chung 154.1 18,230,298 Số dư cuối tháng -
Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên )
2.1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội trong quá trình sản xuất không có sản phẩm dở dang, nếu có thì cũng không đáng kể nên toàn bộ chi phí sản xuất khi phát sinh được tính hết cho sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo nái kế toán sử dụng TK 154.1
Bảng 2.17 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 154.1 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành
viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S36 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT, KINH DOANH
Tài khoản : 154.1
Tên phân xưởng : Phân xưởng số 1
Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái
Đơn vị tính : Đồng Chứng từ SH NT Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu tháng - TH 35 31/01 K/c CP NVL trực tiếp 621.1 127,438,405 TH 35 31/01 K/c CP NCTT 622.1 22,136,505 TH 35 31/01 K/c CP sản xuất chung 627.1 18,230,298 TH 37 31/01 Nhập kho thành phẩm 155.1 167,805,208 Số dư cuối tháng - Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên )
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.18 : Sổ cái tài khoản 154
viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm : 2009
Tên tài khoản : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thức ăn gia súc Số hiệu : TK 154 Đơn vị tính : Đồng Chứng từ GS SH NT Diễn giải TK ĐƯ Số tiến Nợ Có Ghi chú Số dư đầu tháng - TH 35 31/01 K/c chi phí NVL trực tiếp 621 1,134,993,167 TH 35 31/01 K/c chi phí NCTT 622 185,767,546 TH 35 31/01 K/c chi phí sản xuất chung 627 226,998,663
TH 37 31/01 Nhập kho thành phẩm 155 1,547,759,376 Số dư cuối tháng -
Ngày 31/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
2.2. ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán. Bộ phận công tác giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, cung cấp và sử dụng để từ đó xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cho thích hợp.
Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội có độ phức tạp cao và có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật, song sản phẩm cuối cùng của Công ty được xuất xưởng là sản phẩm hoàn chỉnh đã được đóng bao. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là kg sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp hay (phương pháp giản đơn).
2.2.2. Quy trình tính giá thành
Kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết TK 154.1 có : Dư đầu kỳ : 0
P/S trong kỳ : 167,805,208 Dư cuối kỳ : 0
Vậy tổng giá thành sản xuất : 167,805,208
Khối lượng sản phẩm thức ăn ĐĐ cho heo nái hoàn thành trong kỳ là : 27,900 (kg)
Giá thành đơn vị 1 kg thức ăn đậm đặc cho heo nái : 167,805,208/27,900 = 6,015 (đồng/kg)
Giá thành 1 bao thức ăn đậm đặc cho heo nái 25kg : 6,015 x 25 = 150,363 (đồng/bao)
Tính toán ở trên cho thấy : Giá thành đơn vị một bao thức ăn đậm đặc cho heo nái có khối lượng là 150,363 (đồng/bao). Trong khi đó, một bao thức ăn đậm đặc cho heo nái ở thời điểm đó vào khoảng 160,000 – 165,000 (đồng/ bao). Điều này cho thấy : giá thành sản xuất của Công ty vẫn còn ở mức tương đối cao, chính vì vậy việc hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí – giá thành là một vấn đề bức thiết. Để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa thì Công ty cần phải tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S37 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
Tháng 01 năm 2009
Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái
Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra các khoản mục CP NVL trực tiếp CP NCTT CP sản xuất chung 1.Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ -
2.Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 167,805,208 127,438,405 22,136,505 18,230,298 3.Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 167,805,208 127,438,405 22,136,505 18,230,298 4.Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ -
Ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên )
2.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng giúp các nhà quản trị nắm bắt được những thông tin kịp thời về kết quả sản xuất thực tế so với kế hoạch. Từ đó, các nhà quản trị có thể thấy được những nguyên nhân, yếu tố làm tăng hay giảm giá thành để đưa ra các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Dưới đây em xin phân tích sự biến động giữa giá thành đơn vị sản phẩm thực tế so với giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch của sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo nái.
Bảng 2.20 : Bản phân tích chi phí
Tên sản phẩm : Thức ăn đậm đặc cho heo nái Tháng 1/2009 Khoản mục CP Thực tế (27,900 kg) Kế hoạch (27,900 kg) CL thực tế so với kế hoạch 1 kg 27,900 kg Tỷ trọng % 1kg 27,900 kg Tỷ trọng % Số tiền % CP NVL trực tiếp 4,568 127,438,40 5 75,94 4,239 118,262,84 0 75,51 329 7,76 CP CNTT 793 22,136,505 13,2 751 20,963,270 13,39 42 5,59 CP SXC 653 18,230,298 10,86 623 17,391,704 11,10 30 4,82 Tổng cộng 6,014 167,805,20 8 100 5,613 156,617,81 4 100 401 7,14
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Từ bảng phân tích trên ta thấy : giá thành đơn vị thực tế tăng hơn so với kế hoạch là 401 (đồng/kg) tương ứng 7,14%. Điều đó chứng tỏ Công ty chưa
đạt được kế hoạch về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo nái. Sự tăng đó là do các nguyên nhân :
- Chi phí NVL trực tiếp thực tế tăng lên so với kế hoạch là 329 (đồng/kg) tương ứng 7,76%. Đây cũng là khoản mục chi phí có tỷ lệ tăng lớn nhất. Điều này chủ yếu là do giá cả NVL đầu vào tăng đặc biệt là giá ngô, bên cạnh đó cũng phải kể đến mức tiêu hao NVL trong quá trình sản xuất cũng đang có biểu hiện tăng lên.
- Chi phí NCTT thực tế so với kế hoạch tăng 42 (đồng/kg) tương ứng 5,59%. Sự tăng lên này là do có tình trạng 1 số công nhân nghỉ việc, Công ty cần tổ chức giám sát chặt chẽ hơn nữa thời gian lao động, nguyên nhân nghỉ việc của công nhân.
- Chi phí sản xuất chung thực tế so với kế hoạch tăng 30 (đồng/kg) tương ứng 4,82%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do máy móc không sử dụng hết công suất và sự lãng phí điện trong sản xuất do công nhân chưa có ý thức tiết kiệm điện chung. Do đó, Công ty nên đưa ra chế độ khen thưởng, hợp lý đối với những phân xưởng, tổ sản xuất nào có ý thức tiết kiệm điện cao.
Qua phân tích chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo nái – một ví dụ điển hình về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty, em nhận thấy giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi thực tế so với kế hoạch có sự tăng lên đáng kể. Do đó, để có thể đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì Công ty cần có biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm và để có thể hạ được giá thành thì Công ty cần nâng cao hơn nữa công tác quản trị chi phí.
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã thu được nhiều thành công với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng doanh thu tăng trưởng cao, tạo công ăn việc làm ổn định cho một số lượng lớn người lao động. Tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty không ngừng nâng cao năng suất lao động đổi mới công nghệ đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường.
3.1.1. Những ưu điểm
- Về bộ máy quản lý : Công ty liên tục có những điều chỉnh về bộ máy tổ chức sao cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển. Đây chính là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự lớn mạnh của Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được cơ cấu theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả, các phòng ban được phân công phân nhiệm rõ ràng, hợp lý đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động.
- Về tổ chức hoạt động sản xuất : Công ty hiện đang áp dụng cơ chế khoán trong sản xuất. Đây là một mô hình phù hợp vì nó đã gắn trách nhiệm và quyền lợi trong sản xuất với từng người lao động do đó nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.
- Về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được sử lý tập trung tại phòng kế toán. Hình thức này đã đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất đối với công tác kế toán từ kiểm tra, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán một
cách kịp thời giúp lãnh đạo Công ty nắm được tình hình hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Cơ cấu bộ máy phân công lao động hợp lý tạo điều kiện chuyên môn hóa nghiệp vụ của mỗi nhân viên kế toán tăng khả năng đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán.
- Về công tác kế toán : Công tác kế toán của Công ty nhìn chung đã áp dụng đúng chuẩn mực kế toán cũng như các chế độ chính sách của Nhà nước.
+ Về tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán : Công ty hiện đang áp dụng hệ thống chứng từ và sổ sách hợp lý, đầy đủ gồm các bảng kê, bảng tổng hợp chi phí, các sổ chi tiết. Các chứng từ được sử dụng đảm bảo tính thống nhất cả về biểu mẫu và quy trình luân chuyển theo chế độ của Nhà nước ban hành.
+ Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu từ và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội : Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phù hợp với yêu cầu của Công ty. Trong quá trình hạch toán, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm nên rất phù hợp cho việc tính giá thành sản phẩm. Việc xác định nội dung chi phí, tổ chức phân loại chi phí theo đúng quy định đồng thời phù hợp với đặc điểm của Công ty.
+ Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Việc mua bán nguyên vật liệu của Công ty dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh do đó số lượng vật tư tồn kho ít, nguyên liệu được đảm bảo về chất lượng, hao hụt thấp.
+ Về chi phí nhân công : Việc theo dõi tiền lương của Công ty được tiến hành chặt chẽ, theo đó có sự tách biệt giữa bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp được tính trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Cách tính này không chỉ hoàn toàn phù hợp với chế độ lao động tiền lương và chế độ kế toán hiện hành mà nó còn tạo ra sự công bằng trong công việc