Triếtlý được hình thành từ kinh nghiệm kinhdoanh của ngừơi sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chương 2_Triết lý kinh doanh pdf (Trang 31 - 46)

đạo doanh nghiệp.

Đây là triết lý kinh doanh do những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý đã rút ra kinh nghiệm , từ thực tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành công, cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp

Ở nước ta hiện nay còn ít công ty quốc doanh có triết lý doanh nghiệp của mình

Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp còn thiếu thốn:

Điều kiện về cơ chế pháp luật:

Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp nhưng nước ta hiện nay mới bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường nên những triết lý kinh doanh xây dựng được còn thấp.

Nền văn hoá quốc doanh được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.

Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.

Tuy doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu hết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nhưng so với yêu cầu hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn phải phấn đấu rất nhiều

Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo.

- Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, cung cách làm ăn còn lạc hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như cơ chế thị trường chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê, … Tất cả những điều này là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có trình độ cao hơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ dẫn đến hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm kém, khó bề cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp.

- Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức, thiếu năng lực và tầm nhìn còn hạn chế, thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt mà ít có những doanh nghiệp xây dựng được cho mình một định hướng chiến lược phát triển trong dài hạn, một cung cách làm ăn bài bản.

- Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có những doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ của Nhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không phải là việc của doanh nghiệp, …

+ Thực trạng tài chính khó khăn. Do thiếu vốn, các doanh nghiệp phải đi vay dẫn đến nợ vòng vo, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đồng thời cũng không có khả năng thu hồi được nợ.

+ Hưởng đặc quyền nên thiếu chủ động. Trên thực tế các DNNN vẫn còn được hưởng nhiều đặc quyền nên tạo ra sự ỷ lại, bị động, động lực bị triệt tiêu. Với việc chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp đã làm cho giá đầu vào một số dịch vụ quá cao, làm mất khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm Việt Nam nói chung.

Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Nhân viên còn ỷ lại, thiếu chủ động, ít sáng tạo trong công việc.

Câu 11: Điều kiện để triết lý kinh doanh phát huy tác dụng Vai trò của bộ phận lãnh đạo Sự thực hiện của các cấp trong DN Vai trò của chính phủ, Nhà nước Môi trường

Giải pháp phát huy triết lý kd của các doanh nghiệp Việt Nam Tăng cường nghiên cứu giảng dạy và quảng bá về triết lý kinh doanh Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lý kd và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào hoạt động kd

NN tiếp tục thực hiện đổi mới, hoàn thiện thể chế KTTT để tạo ra môi trường kd thuận lợi, công bằng và minh bạch

Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Namtrong thời kỳ đổi mới

1.Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá triết lý kinh doanh

Điều kiện đầu tiên để sử dụng và phát huy được vai trò của triết lý kinhdoanh là phải có nhận thức đúng và đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh và mặtyếu, ưu điểm và khuyết điểm. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, triếtlý kinh doanh mà hình thức quan trọng nhất là triết lý doanh nghiêp đã trở thànhmột công cụ quản lý

chiến lược rất quan trọng, là coi cốt lõi và nền tảng của vănhóa doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta hiện nay, triết lý doanh nghiệp vẫn còn là mộtvấn đề tương đối mới mẻ. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu, giảng dạy về triết lý kinhdoanh, triết lý doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng, không thể bỏ qua, đối vớinhiệm vụ nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .

2.Nhà nước tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo ra môi

trường kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch

Thể chế kinh tế thị trường ở đây bao gồm hệ thống pháp luật và hệ thống

tổchức điều hành của nhà nước đối với các doanh nghiệp, doanh nhân. Thể chế kinhtế thị trường sẽ tạo ra một môi trường được ví như là một sân chơi bằng phẳng, nhànước có vai trò là người trọng tài khách quan, vô tư, khuyến khích các doanh nhân,doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh lâu dài, cạnhtranh công

bằng, người nào giỏi và tốt sẽ được phần thưởng xứng đáng, người kémhoặc xấu sẽ bị thị trường trừng phạt như thua lỗ, phá sản hoặc bị pháp luật và côngluận kết tội

3.Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lýkinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong hoạt động kinh doanh

Triết lý kinh doanh như đã nói ở các mục trên, thể hiện lý tưởng, tầm nhìnvà phương thức hành động của các chủ thể kinh doanh có văn hóa. Xây dựng mộtvăn bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phải mất nhiều năm hoạt động và suy nghĩ. Việc áp dụng, phát huy nó vào thực tế hoạt động kinh doanh và sinh hoạt củadoanh nghiệp đòi hỏi không chỉ người lãnh đạo mà cả đội ngũ các bộ, nhân viên của doanh nghiệp phải có niềm tin sâu sắc và có tính kiên trì theo đuổi sự nghiệp chung, tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ… Trong điều kiện thể chế thị trườngchưa hoàn thiện, môi trường cạnh tranh chưa công bằng, việc theo đuổi một triết lý kinh doanh có văn hóa có thể tạo ra tình trạng “ trói chân, trói tay” cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh trong giai đoạn khởi nghiệp của nó so với các đối thủ kinh doanh phi văn hóa. Song nhìn tổng thể và lâu dài, triết lý kinh doanh tốt sẽ là cơ sở và động lực để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội.

Câu 12: Theo bạn, việc xây dựng và triển khai triết lý kinh doanh ở nước ta có làm giảm nạn tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh.

 Trả lời: Có. Vì:

“Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của các Nhà nước”.

Triết lí kinh doanh có một vai trò cực ki to lớn trong sự phát triển của DN: Là cốt lõi của văn hóa DN, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó; là công cụ định hướng và cơ sở để quản lí chiến lược của DN; là phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạo ra 1 phong cách làm việc đặc thù của DN

Hiện nay, ở nc ta , trong sự xây dựng và phát triển triết lí kinh doanh . Tai đại hội Đảng toàn quốc IX, đã thông qua các chiến lược phát triển linh tế xã hội vơi 3 khâu đột phá :

1. Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

2.Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

3. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Và một trong những biện pháp ma nhà nước ta thực hiện la :

Thực hiên chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển, xây dựng quy hoạch phát triẻntheo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống. Ngoài ra, Nhà nước bằng quy hoạch, kế hoạch, các chính sách và công cụ đều hướng các nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực và các vùng miền, bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Trong 5 năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một

động lực để phát triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng rộng mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng.

Trong điều kiện các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và thay đổi khó lường, độ rủi ro và tính bất định tăng lên, không thể thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên đây nếu không xây dựng được một hệ thống thể chế chất lượng cao. Muốn vậy, phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công - một trong những điểm yếu trong quản lý ở nước ta. Phải nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của chính sách để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu cơ, ngăn chặn tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho

doanh nghiệp. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi. Và nhà nước ta cũng đang cố gắng từng bước thực hiện điều đó.

Qua đó ta rút ra được nhận xét rằng: Mặc dù , việc xây dựng và triển khai triết lí kinh doanh đã, đang và sẽ thực hiện còn nhiều những hạn chế và khó khăn, nhưng cũng đã, đang và sẽ góp phần lớn trong việc giảm nạn tham nhũng , tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh.

Bên canh đó,phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài theo tiến trình phát triển của tri thức nhân loại. Trong 5 năm tới, phải tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây

dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Nhằm tạo một moi trường làm việc năng động, lành mạnh ở các DN sau này khi các sinh viên hay học sinh ra trường đi làm, nhằm giảm nạn tham nhũng, những tiêu cực trong kinh doanh.

Bài tình thảo luận huống chương 2

Trả lời:

1) Động lực khiến hãng hàng không Anh phải thay đổi là do

• Suốt những năm 1970 và trước đó hãng hàng không Anh không để lại ấn tượng tốt cho khách hàng

• Đầu những năm 80 thì hãng hàng không Anh đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, kinh doanh khủng hoảng thua lỗ nặng ( thua lỗ ít nhất 100 triệu USD trong năm 1981) và mất uy tín.

• Hãng hàng không Anh đang phải đối mặt với với nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản nếu không có các chiến lược thay đổi.

2) Thay đổi cơ bản nhất của hãng là

- John King ( một người rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh) làm chủ tịch của hãng hàng không BA. Ông đã chú ý tới việc thay đổi hình ảnh của hãng . Tháng 12/1982 King thay đổi hãng quảng cáo cho BA trong suốt 36 năm Foote , Cone& Belding bằng hãng Saatchi & Saatchi đây là một trong những thay đổi lớn nhất của BA nhằm đưa ra một tuyên bố rõ ràng rằng định hướng của BA đã thay đổi. 1984 BA đưa ra chiến dịch quảng cáo với tên gọi “hãng hàng không yêu thích của thế giới” (The World's favorite Airlines) thay cho những khẩu hiệu trước đó "The World's Best Airline".

Một phần của tài liệu Chương 2_Triết lý kinh doanh pdf (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(46 trang)