Tính độc của đồng (Cu)

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt hóa than bùn bằng axit hcl và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ ion cu2+ trong dung dịch nước (Trang 28 - 29)

Đối với cây trồng: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình cho thấy Cu có vai rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Cây trồng thiếu Cu thường có tỷ lệ quang hợp bất thường, điều này cho thấy Cu liên quan đến mức phản ứng oxit hóa của cây. Trong cây thiếu Cu thì quá trình oxit hóa của axit ascorbic bị chậm, Cu hình thành một số lớn chất hữu cơ tổng hợp protein, axit amin và một số chất khác mà chúng ta thường gặp trong nước trái cây. Ngoài những ảnh hưởng do thiếu Cu, thì việc thừa Cu cũng xảy ra những biểu hiện ngộ độc mà chúng có thể dẫn tới tình trạng cây chết. Lý do của việc này là do dùng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, đã khiến cho chất liệu Cu bị căn lại trong đất từ năm này qua năm khác, ngay cả bón phân sulfat Cu cũng gây tác hại tương tự. [3]

Đối với con người: Nguyên liệu dẫn tới ngộ độc Cu của con người có thể do

uống nước qua hệ thống dẫn nước bằng Cu, ăn thực phẩm có chứa lượng Cu cao như: chocolate, nho, nấm, tôm,…, bơi trong hồ bơi có sử dụng thuốc diệt tảo ( Algaecides) có chứa Cu để làm vệ sinh hồ, uống bia hay rượu. Cu là một chất độc đối với động vật và con người: 1g/kg thể trọng đã gây tử vong, từ 60- 100mg/1kg gây buồn nôn. Cu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏa do thiếu hụt cũng như dư thừa. Cu thiết yếu cho việc sử dụng sắt (Fe), bệnh thiếu máu do thiếu hụt Fe ở trẻ em đôi khi cũng được kết hợp với sự thiếu hụt Cu.

Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Dụng cụ và hóa chất

2.1.1. Dụng cụ

- Dụng cụ thủy tinh: bình tam giác, pipet, buret, cốc mỏ, bình định mức, ống đong, phễu,...

- Máy đo pH, máy khuấy từ IKA (Đức) - Tủ sấy, cân phân tích

- Cối, chày đồng, rây đường kính 0,5 mm, rổ nhựa, xô nhựa.

2.1.2. Hóa chất

- HCl đặc 35%, NaOH, CuSO4.5H2O, MgSO4.7H2O, NH4OH, NH4Cl,

Trilon B, ET-OO, Murexit, Điphenylamin, Thuốc thử PAN, K2Cr2O7, muối

Morh, KMnO4.

Các hóa chất này thuộc loại PA, xuất xứ Trung Quốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt hóa than bùn bằng axit hcl và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ ion cu2+ trong dung dịch nước (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)