Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Than Bình Minh.DOC (Trang 34 - 37)

I. Vài nét về xí nghiệp than Bình Minh

Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

2.2. Hình thức kế toán áp dụng

Do yêu cầu của công tác quản lý và thống nhất sự chỉ đạo trong toàn Công ty than Quảng Ninh về hình thức tổ chức sổ kế toán, hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hạch toán kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ và áp dụng phơng pháp kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên.

+ Trình tự:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã đợc kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Trờng hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu của bảng kê vào nhật ký.

- Đối với các loại chi phí phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trớc hết đợc tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của các bảng phân bổ ghi vào bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan.

- Cuối tháng khoá sổ, kiểm tra đối chiếu các số liệu trên các nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.

Kế toán trưởng Kế toán vật liệu TSCĐ Kế toán tiền lư ơng -BHXH Kế toán vốn bằng tiền -thanh toán thủ quỹ Kế toán tổng hợp giá thành Nhân viên kinh tế công trường

- Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, chứng từ gốc sau khi vào nhật chứng từ hoặc bảng kê đợc chuyển sang các bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ chi tiết và căn cứ vào thẻ hoặc sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.

- Số liệu tổng hợp ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết đợc dùng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.

- Ai đợc phân công giữ nhật ký, bảng kê nào thì phải chịu trách nhiệm mọi mặt về nội dung và thời gian, cuối tháng phải khoá sổ, ghi rõ ngày tháng và ký tên.

+ Sổ nhật ký chứng từ:

Sổ này đợc mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp cân đối nhật ký chứng từ đợc mở theo sổ phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với các tài khoản Nợ liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích.

+ Sổ cái:

Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số d đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số d cuối kỳ. Sổ cái đ- ợc ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, còn số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ nhật ký - chứng từ có liên quan.

+ Bảng kê: đợc sử dụng cho một số đối tợng cần bổ sung chi tiết nh bảng kê ghi Nợ TK 111, TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo phân xởng . . . Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào nhật ký - chứng từ có liên quan.

II. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Than Bình Minh.DOC (Trang 34 - 37)