Khái niệ m: Lai tế bào sinh dưỡng là phương pháp dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo ra tế bào chứa bộ NST của 2 tế bào gốc.

Một phần của tài liệu Sinh học (Trang 128 - 132)

II. Lai kinh tế và lai cải tiến giốn g: 1.Lai kinh tế :

1. Khái niệ m: Lai tế bào sinh dưỡng là phương pháp dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo ra tế bào chứa bộ NST của 2 tế bào gốc.

2. Các khâu chính :

- Tách tế bào trần thuộc 2 loài khác nhau dự định đưa lai.

- Trộn lẫn 2 dòng tế bào trần thuộc 2 loài trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo có bổ sung thêm các virut Xenđe đã làm giảm hoạt tính, tác động như một chất kết dính hoặc dùng keo hữu cơ poliêtylen glycol hay xung điện cao áp.

- Dùng các môi trường chọn lọc tạo được những dòng tế bào lai phát triển bình thường. Dùng các hoocmôn phù hợp, người ta kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.

3. Ứng dụng và triển vọng :

a. Ứng dụng :

- Đã tạo được cây lai từ hai loài thuốc lá, cây lai giữa khoai tây và cà chua.

- Đã tạo đươc tế bào lai từ hai loài động vật khác nhau, nhưng các tế bào lai động vật này không có khả năng sinh sản và không sống được.

b. Triển vọng :

Bằng kỹ thuật lai tế bào, trong tương lai có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gốc gen rất khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện được, có thể tạo ra những thể khảm mang đặc tính của những loài khác nhau, ngay cả giữa động vật và thực vật.

LÝ THUYẾT SINH HỌC 129

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

Trả lời :

I. Chọn lọc hàng loạt :

1. Cách tiến hành : Dựa vào kiểu hình chọn ra nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu để

làm giống.

Cây trồng : Hạt của những cây đã chọn được trộn chung với nhau để làm giống.

Vật nuôi : Những cá thể đủ tiêu chuẩn được chọn ra để nhân giống.

2. Phạm vi ứng dụng :

Cây tự thụ phấn : Chọn lọc một lần.

Cây giao phấn : Chọn lọc nhiều lần.

Đối với động vật : Chọn lọc nhiều lần.

3. Ưu, khuyết điểm :

Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi, không hết hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.

Thường áp dụng với tính trạng có hệ số di truyền cao.

II. Chọn lọc cá thể :

1. Cách tiến hành : Chọn những cá thể tốt nhất, phù hợp với mục tiêu. Mỗi cá thể đã

chọn được nhân lên thành 1 dòng. So sánh giữa các dòng. Chọn ra dòng tốt nhất để làm giống.

2. Phạm vi ứng dụng :

Cây tự thụ phấn : Chọn lọc một lần.

Cây giao phấn : Chọn lọc nhiều lần.

Vật nuôi : Chọn đực giống thông qua đời sau hoặc qua chị em ruột hoặc qua các

chỉ tiêu di truyền tế bào, di truyền sinh hóa, di truyền miễn dịch.

3. Ưu, khuyết điểm :

- Đòi hỏi công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi.

- Kết hợp đánh giá dựa vào kiểu hình và kiểm tra kiểu gen.

- Thường áp dụng với tính trạng có hệ số di truyền thấp.

Câu 111 : Trình bày các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người và ứng dụng trong y học. Tại sao trong nghiên cứu di truyền ở người lại phải sử dụng những phương pháp khác với phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật.

Trả lời :

1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người :

a. Phương pháp phả hệ :

v Nội dung : Nghiên cứu sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người trong 1 dòng họ qua nhiều thế hệ (tính trạng được nghiên cứu có thể là 1 tính trạng bình thường, 1 dị tật hoặc 1 bệnh di truyền ...)

LÝ THUYẾT SINH HỌC 130

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

v Mục đích : Xác định xem gen qui định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính, tính trạng do 1 gen hay nhiều gen chi phối, di truyền theo những qui luật nào.

v Kết quả : Nhờ phương pháp phả hệ, người ta đã xác định được :

• Các tính trạng mắt nâu, tóc xoăn, môi dày, lông mi dài là trội so với mắt xanh, tóc thẳng, môi mỏng, lông mi ngắn. Các gen qui định các tính trạng trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.

• Các tật xương chi ngắn, nhiều ngón, ngón tay ngắn di truyền theo gen đột biến trội; bạch tạng, điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh được di truyền bởi gen đột biến lặn.

• Các bệnh mù màu, máu khó đông là do các gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định; tật dính ngón là do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y qui định.

• Bước đầu xác định được khả năng di truyền của một số năng khiếu : toán học, âm nhạc, hội họa.

b. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh :

v Phân biệt đồng sinh :

Đồng sinh cùng trứng : 1 trứng được thụ tinh qua nguyên phân tạo 2 hay

nhiều hợp tử, mỗi hợp tử phát triển thành 1 cơ thể nên các cơ thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính.

Đồng sinh khác trứng : 2 hay nhiều trứng thụ tinh, mỗi hợp tử phát triển thành 1 cơ thể nên các cơ thể sẽ khác kiểu gen, cùng hoặc khác giới tính.

v Nội dung : Nuôi dưỡng những trẻ đồng sinh cùng trứng trong cùng điều kiện môi trường hoặc ở những môi trường khác nhau.

v Mục đích : Để xem ảnh hưởng của môi trường lên kiểu gen đồng nhất.

v Kết quả : Xác định được 2 nhóm tính trạng :

• Tính trạng có hệ số di truyền cao (Chủ yếu do kiểu gen qui định) : Chiều cao, màu mắt, dạng tóc, bị bệnh giống nhau ...

• Tính trạng chủ yếu do môi trường qui định : Khối lượng, tâm lí, tánh tình, tuổi thọ, năng khiếu ...

c. Phương pháp nghiên cứu tế bào :

v Phương pháp : Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể, cấu trúc hiển vi của các nhiễm

sắc thể trong tế bào, để thông qua đó phát hiện những biểu hiện bình thường hoặc không bình thường của nhiễm sắc thể.

v Mục đích : So sánh số lượng và cấu trúc bộ nhiễm sắc thể ở những người bị bệnh di truyền với những người bình thường.

v Kết quả : Xác định được nguyên nhân của 1 số bệnh di truyền là do đột biến

nhiễm sắc thể :

LÝ THUYẾT SINH HỌC 131

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

• 3 nhiễm ở nhiễm sắc thể 21 gây hội chứng Đao.

• 3 nhiễm ở nhiễm sắc thể 13 đến 15 gây sức môi, chết yểu.

2. Ứng dụng trong y học :

v Hiểu được nguyên nhân của 1 số bệnh tật di truyền do đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.

v Dự đoán được khả năng xuất hiện của các bệnh tật di truyền.

v Có biện pháp ngăn ngừa và hạn chế các bệnh tật di truyền :

• Hạn chế sử dụng các tác nhân gây đột biến.

• Cấm kết hôn gần.

• Sinh đẻ có kế hoạch.

v Tìm cách chữa một số bệnh tật di truyền :

• Tiêm chất sinh tơ huyết chữa bệnh máu khó đông.

• Tiêm Insulin chữa bệnh tiểu đường.

3. Trong nghiên cứu di truyền ở người phải sử dụng những phương pháp khác với

phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật vì :

v Về mặt sinh học : Người sinh sản chậm, số lượng con ít, đời sống kéo dài. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng khá nhiều (2n = 46), kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng và kích thước.

v Về mặt xã hội : Không thể áp dụng phương pháp lai giống một cách chủ động và phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí – hóa.

LÝ THUYẾT SINH HỌC 132

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

CHƯƠNG VII

Một phần của tài liệu Sinh học (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)