Một số nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống chứng thực số và triển khai ứng dụng (Trang 53 - 55)

Việt Nam

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số (CTCKS) đầu tiên tại Việt Nam sau khi nhận Giấy phép cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng của Bộ TT&TT ngày 15/9/2009.

Theo giấy phép này, VNPT được cung cấp dịch vụ CTCKS cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Các loại chứng thư số được VNPT cung cấp bao gồm: Chứng thư số cá nhân cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chứng thư số SSL (chứng thư số dành cho website); Chứng thư số cho CodeSigning (chứng thư số dành cho ứng dụng). Trước khi được cấp giấy phép, VNPT đã ký thoả thuận cung cấp dịch vụ CKS công cộng cho ngành tài chính, đồng thời hợp tác hỗ trợ triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khai thành Cong Dự án thí điểm “Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet” và áp dụng CKS vào các thủ tục hải quan số trong giai đoạn 2009-2010. Tiếp đến, VNPT sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ này cho ngân hàng, thương mại số…

+ Công ty Cổ phần công nghệ thẻ NacencommSCT chính thức là nhà cung cấp dịch vụ CTCKS công cộng thứ 2 tại Việt Nam từ ngày 2/3/2010. (HANEL), hoạt động NacencommSCT là công ty thành viên của Công ty Số Hà Nội trong các lĩnh vực công nghệ thẻ thông minh, phát triển các ứng dụng bảo mật và xác thực. Công ty NacencommSCT sẽ tổ chức cung cấp các dịch vụ xác thực chữ ký trong các giao dịch số cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

+ Công ty An ninh mạng Bkavlà nhà cung cấp dịch vụ CTCKS công cộng thứ

3 kể từ ngày 8/4/2010, với tên giao dịch BkavCA.

Bkav sẽ cung cấp 3 loại chứng thư số gồm: Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; Chứng thư số SSL và Chứng thư số CodeSigning.

Để có thể được cấp phép, nhà cung cấp dịch vụ CTCKS phải đạt được các tiêu chuẩn về tài chính, nhân lực, cũng như đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn mật mã FIPS PUB 140 - 2 mức 3, PKCS #1 version 2.1...).

+ Viettel trở thành nhà cung cấp chứng thực chữ ký số thứ 4.

Ngày 22/6/2010, Bộ TT&TT đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ CTCKS công cộng cho Viettel. Theo đó, Viettel được cung cấp ba loại chứng thư số bao gồm: Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp người dùng chứng thực cơ quan, tổ chức, cá nhân đó trong các giao dịch số. Chứng thư số dành cho máy chủ (SSL) để chứng thực cho website. Và Chứng thư số cho phần mềm (Code Signing) sử dụng cho các nhà sản xuất phần mềm để chứng thực và bảo đảm tính toàn vẹn của sản phẩm.

+ Công ty cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) gia nhập thị trường cung cấp dịch vụ CTCKS công cộng dc botừ ngày 10/8/2010 và là nhà cung cấp CKS thứ 5 tại Việt Nam hiện nay.

FPT IS sẽ được cung cấp 3 loại chứng thư số gồm: chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và cá nhân giúp người dùng chứng thực các giao dịch số như Internet Banking, chứng khoán trực tuyến, khai báo thuế, hải quan trực tuyến...; chứng thư số SSL cho các website và chứng thư số Code Signing

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay có 9 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký công cộng được bộ thông tin truyền thông cấp phép. Ngoài ra Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thành lập và duy trì Tổ chức cung cấp dịch vụ CTCKS chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị .

Kết luận chƣơng:Chương này đã trình bày về khái niệm PKI, các thành phần cũng như hoạt động và chức năng của PKI, các dịch vụ của PKI, mô hình của PKI và thực trạng PKI ở Việt Nam.

Chƣơng 3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PKI TRONG HỆ THỐNG MAIL AN TOÀN VÀ WEB AN TOÀN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống chứng thực số và triển khai ứng dụng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)