1.Đánh giá tình hình sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty VINAFCO.

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.docx (Trang 74 - 79)

III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

1.Đánh giá tình hình sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty VINAFCO.

động tại Công ty VINAFCO.

a.Đánh giá tình hình sử dụng lao động tại Công ty VINAFCO.

Lao động của doanh nghiệp là một tập thể gồm những người làm việc trong biên chế hoặc theo hợp đồng đang được doanh nghiệp sử dụng và trả lương.

Những trường hợp sau đây không phải là lao động của doanh nghiệp : học nghề nơi khác gửi đến đào tạo, học sinh thực tập … ở mỗi đơn vị số lượng lao

động nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Nếu số lượng lao động càng ổn định càng có lợi cho việc phát huy kỹ năng kỹ xảo của người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Song trên thực tế số lượng lao động thường biến động bởi nhiều nguyên nhân. Các doanh nghiệp đều phân loại lao động theo những cách sau đây:

- Lao động biên chế và lao động hợp đồng. - Lao động công nghiệp và không công nghiệp.

Lao động công nghiệp là lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp bao gồm : công nhân sản xuất, học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.

Lao động không công nghiệp như nhân viên xây dựng cơ bản, nhân viên nhà trẻ, y tế, nhân viên phục vụ công cộng và sinh hoạt, nhân viên giáo dục và văn hoá.

- Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp:

+ Lao động trực tiếp bao gồm những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp quản lý kỹ thuật trên từng công đoạn sản xuất, sự tăng giảm của lao động trực tiếp liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp.

+ Lao động gián tiếp bao gồm những người làm nhiệm vụ tổ chức quản lý và phục vụ qúa trình sản xuất ( bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý ở các phòng ban, phân xưởng).

- Phân loại lao động theo giới tính : bao nhiêu lao động nam, bao nhiêu lao động nữ.

- Phân loại lao động theo bằng cấp đối với lao động gián tiếp và bậc thợ đối với lao động trực tiếp.

Dù phân loại lao động theo cách nào thì việc chia lao động làm hai nhóm : lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Chính sự cấu thành hợp lý giữa hai loại lao này là một trong những biện pháp quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của mỗi loại lao động. Sự biến động của hai loại này có ảnh hưởng không giống nhau đến tình hình sản xuất của đơn vị. Do đó khi xem xét sự biến động lao động phải xét riêng từng loại :

- Đối với lao động trực tiếp : đây là lực lượng chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của các đợn vị sản xuất. Số lượng lao động trực tiếp tăng giảm, thường kéo theo sự tăng giảm sản lượng. Vì vậy cần xét trên hai mặt :

+ Số tăng giảm tuyệt đối : là kết quả so sánh lao động bình quân kỳ này với kỳ trước. Qua đó biết được số lao động trực tiếp so với kỳ trước đã tăng giảm bao nhiêu, chưa biết được số tăng giảm đó hợp lý hay không hợp lý.

Công thức xác định : S = S1 – S0

Trong đó S : số tăng giảm tuyệt đối về lao động trực tiếp S1 : số lao động trực tiếp kỳ này

S0 : số lao động trực tiếp kỳ trước

+ Số tăng giảm tương đối : là kết quả so nsánh số lao động trực tiếp kỳ này so với kỳ trướcđã điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy so với kỳ trước doanh nghiệp đã sử dụng hay tiết kiệm bao nhiêu lao động trực tiếp.

Công thức xác định Sd = S1 – S0 x GT1/GT0

Trong đóSd : số tăng giảm tương đối S1 : số lao động trực tiếp kỳ này S0 : số lao động trực tiếp kỳ trước GT : doanh thu kỳ này

GT0 : doanh thu kỳ trước

Nếu tốc độ tăng trưởng của lao động gián tiếp đúng bằng tốc độ tăng của doanh thu, khi đó không có sự tăng giảm tương đối nhưng vẫn có thể có sự tăng giảm tuyệt đối. Nếu tốc độ tăng của lao động trực tiếp nhỏ hơn sự tăng của sản lượng thì lúc này số tăng (giảm) tương đối sẽ mang dấu âm (-) và số tăng (giảm) tuyệt đối sẽ mang dấu dương(+). Số tăng( giảm) tuyệt đối và tương đối sẽ cùng dấu dương nếu tốc độ tăng lao động trực tiếp lớn hơn tốc độ tăng sản lượng. Đối với lao động gián tiếp : sự tăng giảm của loại lao động này không trực tiếp liên quan đến sự tăng giảm sản lượng do đó chỉ cần xét số tăng giảm tuyệt đối. Số tăng giảm tuyệt đối về lao động gián tiếp là kết quả so sánh trực tiếp số lao động gián tiếp kỳ này so với kỳ trước.

Công thức xác định X = X1 – X0

Trong đó ∆X : số tăng giảm tuyệt đối về lao động gián tiếp X1 : số lao động gián tiếp kỳ này

X0 : số lao động gián tiếp kỳ trước

Nếu ∆X > 0 nhìn chung là biểu hiện không tốt bởi vì lao động gián tiếp tăng thường dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả. Nếu ∆X ≤ 0 mà đảm bảo quản lý và phục vụ tốt quá trình sản xuất thì đó là biểu hiện tốt và ngược lại. Khi xem xét sự biến động của lực lượng lao động, vấn đề cần quan tâm đặc biệt là : đối với lượng lao động tăng thêm cần xét cụ thể từng trường hợp, có đối chiếu với nhu cầu thực tế từng loại lao động tăng thêm. Đối với số lao động giảm cũng phải rà soát theo từng nguyên nhân xem là hợp lý hay không hợp lý. Đồng thời doanh nghiệp phải bố trí lao động phù hợp yêu cầu công việc. Trình độ văn hoá và tay nghề càng cao thì năng suất lao động càng cao, tạo ra nhiều doanh thu và ngược lại nếu người lao động có tay nghề thấp năng suất lao động sẽ thấp, chất lượng sản phẩm sẽ kém, có khi làm hỏng máy móc, thiết bị gây tai nạn lao động. Do đó đánh giá tình hình sử dụng lao động doanh nghiệp cần xem xét trình

độ chuyên môn, bậc thợ ( biểu hiện tay nghề trực tiếp )bình quân của người lao động.

Doanh nghiệp có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động hợp lý mới chỉ là khả năng thuận lợi để thực hiện sản xuất. Doanh nghiệp phải quản lý tốt thời gian lao động vì đây là biện pháp tăng doanh thu. Cần xét tình hình sử dụng thời gian lao động : số giờ làm việc thực tế một ngày và số ngày làm việc bình quân một tháng, năm của một người lao động. Đứng trên góc độ toàn doanh nghiệp mà xét, tổng số giờ lao động thực tế phụ thuộc vào số lao động bình quân, số ngày làm việc bình quân của một người và số giờ làm việc bình quân một ngày. Số ngày làm việc của lao động được tổng hợp qua bảng chấm công.

Số ngày làm việc bình quân của một người trong một năm

Tổng số ngày làm việc cả năm toàn DN =

Số lao động bình quân năm Số ngày làm việc bình quân

của một người trong tháng

Số ngày làm việc b.quân trong 1 năm =

12 tháng Số giờ làm việc bình quân một

ngày của một người lao động

Tổng số giờ l.việc t.tế cả năm toàn DN =

Tổng số ngày làm việc năm toàn DN Số ngày làm việc bình quân từng người lao động biến động do số ngày ngừng, vắng mặt( nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ con ốm, nghỉ vì tai nạn lao động, nghỉ vì thiếu NVL, hội họp, việc riêng…) và sự phát sinh ngày làm thêm.

Số giờ làm việc bình quân biến động do sự cố máy móc bất thường, do bố trí lao động không hợp lý phải chờ đợi, do đi muộn về sớm, do phát sinh giờ làm thêm một ngày.

Việc so sánh thời gian lao động kỳ này so với kỳ trướcđể tìm nguyên nhân gây sự biến động thời gian lao động và tìm biện pháp hạn chế mức thấp nhất thời gian ngừng việc, vắng mặt, tăng hiệu quả sử dụng lao động.

Doanh nghiệp sử dụng lao động một mặt phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí lao động , một mặt phải trả lương cho lao động. Tiền lương là một bộ phận thu nhập của người lao động, phản ánh mức sống của người lao động. Do đó phải xem xét tiền lương bình quân của người lao động qua một thời gian nhất định. Tiền lương bình quân của

một LĐ trong một tháng

Quỹ lương cả năm =

Số lượng LĐ bình quân x 12 tháng

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một gnười lao động trong một tháng được bao nhiêu tiền lương.

Tình hình sử dụng lao động tại Công ty VINAFCO qua hai năm 2002 và 2003 cụ thể như sau :

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.docx (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w