chi nhánh ngân hàng no và ptnt hà nộ
2.2.1 Sự cần thiết của dự phòng rủi ro trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
Hoạt động của ngân hàng No và PTNT Hà Nội cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nh bất kì ngân hàng nào. Mặc dù các biện pháp đánh giá, quản lý rủi ro ngày càng đợc hoàn thiện hơn, nhng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro vốn có của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Các biện pháp để nâng cao chất lợng tín dụng của các NHTM vẫn gặp một số trở ngại:
+ Qui chế cho vay mới nhất của Ngân hàng Nhà nớc ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 đã tạo nhiều thuận lợi cho các ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Theo đó khách hàng xin vay sẽ đợc đánh giá theo nhiều tiêu chí nh năng lực pháp lý, uy tín, năng lực lãnh đạo, tình hình tài chính ... Tuy nhiên, việc đánh giá và thẩm định chính xác năng lực khách hàng không phải là điều dễ dàng. Nó chịu ảnh hởng từ nhiều nhân tố
khách quan và các nhân tố chủ quan xuất phát từ năng lực của cán bộ tín dụng, những rủi ro mang tính đạo đức... Vì thế rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đối với ngân hàng No và PTNT Hà Nội nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung hiện nay, bên cạnh nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do sự yếu kém của chất lợng tín dụng xuất phát từ việc cha tuân thủ các điều kiện vay vốn, thực hiện không đầy đủ các yếu tố của bộ hồ sơ cho vay, các biện pháp bảo đảm tiền vay không có hiệu quả... thì hoạt động của các NHTM đang chứa đựng nguy cơ đổ vỡ cap do mức d nợ tồn đọng rất lớn. Tỷ lệ nợ tồn đọng của các NHTM Việt Nam hiện nay lớn gấp 4 lần vốn tự có. Đây là những khoản nợ để lại do yếu tố lịch sử từ thời kì bao cấp, nhng nó lại đang trở thành một gánh nặng rất lớn cho ngân hàng trong quá trình lành mạnh hoá tài chính. Ngày 5/10/2001 thủ tớng chính phủ đã ra quyết định số 149/2001/ QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM tính đến hết ngày 31/12/2000. Tuy nhiên, việc xử lý nợ tồn đọng còn gặp rất nhiều khó khăn.
+ Một nguyên tắc đối với bất kì một khoản vay nào là ngân hàng yêu cầu phải có bảo đảm tín dụng. Đó có thể là bảo đảm đối vật hoặc bảo đảm đối nhân. ở Việt Nam, bảo đảm đối nhân cha thực sự phổ biến. Còn đối với bảo đảm đối vật, tức là khách hàng dùng tài sản là bất động sản hoặc động sản để đảm bảo, thì ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý.
Hệ thống pháp lý liên quan đến việc xử lý các tài sản đảm bảo cha hoàn chỉnh, ví dụ nh quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhợng, phát mại tài sản, những nguyên tắc định giá, đấu giá...Sự phối kết hợp giữa các ngành cha chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phơng cha thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mại tài sản đảm bảo. Sự cộng tác của cơ quan pháp luật hiệu quả còn thấp. ở Việt Nam, thị trờng bất động sản cha thực sự phát triển và không có tổ chức. Nh vậy mặc dù có tài sản đảm bảo, ngân hàng cũng không thể hạn chế triệt để rủi ro tín dụng.
+ Đối với nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ không còn thì việc hoàn chỉnh hồ sơ để trình chính phủ cho xoá nợ cũng gặp một số vớng mắc: một số đơn vị đã giải thể hoặc tự tan rã từ lâu rất khó lấy xác nhận của cấp có thẩm quyền, một số doanh nghiệp thực chất đã ngừng hoạt động và không có
khả năng trả nợ ngân hàng song cha đủ thủ tục để tuyên bố phá sản hoặc giải thể...
Bên cạnh đó, ngân hàng No và PTNT Hà Nội cũng đang bắt đầu đẩy mạnh hoạt động chiết khấu thơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn, cũng nh hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng đợc mở rộng. Những hoạt động này góp phần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng, đem lại những nguồn thu nhập mới cho ngân hàng, nhng đồng thời chúng cũng chứa