Kế toán thuế GTGT:

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mtv ảnh màu điện tử thái bảo.doc (Trang 27 - 28)

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo quy định tại Điều 2 – Luật thuế GTGT thì các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, sản xuất trong nước bán cho các đối tượng tiêu dùng cho sản xuất, kin doanh hay tiêu dùng khác ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của luật thuế GTGT.

Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: khấu trừ thuế hoặc tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp khấu trừ thuế:

Trong đó:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hóa, Thuế suất thuế =

Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Trong đó: Giá trị gia tăng (GTGT) bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được áp dụng trong phạm vi rất hạn hẹp. Đó là:

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có mức doanh thu và mức thu nhập thấp.

- Các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng, bạc, đá quý. Phương pháp kế toán thuế GTGT phải nộp:

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mtv ảnh màu điện tử thái bảo.doc (Trang 27 - 28)