Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính của kiểm toán nội bộ các đơn vị hạch toán độc lập tại Tổng công ty Sông Đà.docx (Trang 74 - 79)

II. Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của

1.2.Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền

1. Đánh giá công tác kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán quy trình bán hàng-

1.2.Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền

Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính tại hai công ty cho thấy thực tế quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và Tư vấn dịch vụ tài chính kế toán- Tổng công ty Sông Đà là tương đối phù hợp và hiệu quả đối với hoạt động chung của các công ty thành viên trong Tổng công ty. Bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc và bất cập. Nhìn chung quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền tại Công ty

kiểm toán và tư vấn dịch vụ tài chính kế toán còn tương đối đơn giản và chưa thực sự có một mô hình hoàn thiện.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn này được tiến hành tương nhanh chóng và chi tiết. Việc phân công lựa chọn nhân lực rất hợp lý, tất cả các KTV được thường xuyên thay nhau thiết lập chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng đơn vị thành viên. Điều này giúp cho tất cả các KTV đều có thể tăng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Kế hoạch kiểm toán được gửi cho đơn vị khá chi tiết về mặt thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sẽ có sự chuẩn bị trước để công việc kiểm toán không làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên kế hoạch này cần xác định thêm các bước công việc, quy định về trách nhiệm của KTV trong khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục của mình trong đề cương do chính KTV thực hiện.

Do Công ty chủ yếu tiến hành kiểm toán các đơn vị thành viên trong Tổng công ty mà công việc này được thực hiện thường niên do đó việc thu thập thông tin cơ sở của đơn vị được kiểm toán cũng gặp nhiều thuận lợi. Việc thu thập thông tin cơ sở về đơn vị thường lấy từ các file kiểm toán năm trước và KTV chỉ xem xét đến những thay đổi, chính sách chế độ mới mà thôi, do vậy tiết kiệm được thời gian, việc lập kế hoạch diễn ra nhanh chóng.

Trong giai này, nhóm KTV đã tiếp cận với cuộc kiểm toán qua các chương trình kiểm toán khoản mục cụ thể và phân chia nhiệm vụ, thời gian. Kế hoạch kiểm toán có sự thống nhất giữa các KTV phần hành chịu trách nhiệm đảm nhận một phần hành nhất định, và được duyệt cuối cùng thông qua trưởng đoàn kiểm toán.

Tuy nhiên trong giai đoạn này ở Tổng công ty Sông Đà việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đã được tiến hành thông qua việc soát xét các tài liệu nhưng việc miêu tả hệ thống kiểm soát còn chưa khoa học, sự đánh giá do vậy ít nhiều mang tính chủ quan. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán chưa thực sự được thực hiện một cách hoàn chỉnh do các KTV nội bộ chưa có đủ khả năng cũng như chưa có đủ phương tiện, thiết bị để đánh giá một cách chính xác và chất lượng chưa cao. Hầu hết việc tiến hành đánh giá trọng yếu của các

khoản mục phần hành kiểm toán đều được thực hiện khi tiến hành kiểm toán và do nhận định của KTV..

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Quy trình kiểm toán bán hàng ở Tổng công ty Sông Đà về cơ bản KTV cũng đã thực hiện các bước công việc tương tự như trong lý luận về quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền.

Trong giai đoạn này KTV nội bộ đã phát hiện được nhiều gian lận và sai sót, từ đó đưa ra ý kiến hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, kế toán nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ của đơn vị. Hầu hết các khoản mục đều được kiểm tra chi tiết nên hạn chế được sai sót. Tuy nhiên đơn vị cũng chưa sử dụng nhiều thủ tục phân tích nên chất lượng chưa cao.

Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian và phạm vi tiến hành kiểm toán và dựa trên các chương trình kiểm toán được xây dựng thì việc thực hiện kiểm toán được dựa trên cơ sở đánh giá của KTV về các tài khoản được kiểm toán. Khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính việc kiểm tra các tài khoản về hình thức là riêng biệt nhưng KTV luôn xem xét các tài khoản trong mối quan hệ nội tại có ảnh hưởng đến kiểm toán. Vừa nghiên cứu tổng quan, vừa đi sâu vào chi tiết với tổng hợp, kết hợp với phân tích. Bản chất của chu trình bán hàng- thu tiền thể hiện mối quan hệ phức tạp bên trong cùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó việc kiểm tra các khoản mục được KTV kết hợp chặt chẽ với nhau như tài khoản Doanh thu, tài khoản Phải thu khách hàng đồng thời xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa các công ty với khách hàng của họ.

Trong giai đoạn này, KTV đã tiến hành :

- Kiểm tra tổng quát các tài khoản:

Soát xét toàn bộ 12 tháng trong năm về các số liệu tổng quát nhằm tìm ra những biến động lớn của những tháng trong năm làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên KTV ít sử dụng các thủ tục phân tích như phân tích sự biến động của các chỉ tiêu như: giá vốn, tỷ lệ lãi gộp/ doanh thu, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu… Đối với khoản mục phải thu khách hàng đã tiến hành so sánh tỷ lệ phải thu khách hàng/ doanh thu thuần để xem xét sự tương quan về biến động của hai

khoản mục này. Tuy nhiên cũng chưa tiến hành một số thủ tục phân tích với chất lượng cao hơn. Việc phân tích sơ sài các khoản mục này có thể dẫn đến các bước kiểm toán tiếp theo không thực sự chính xác. Đặc biệt là đối với khoản mục phải thu khách hàng, việc tiến hành phân tích đơn giản không giúp cho KTV nhận biết được khoản thu nào là trọng điểm và khách hàng nào là chủ yếu.

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền:

Trong công việc này các KTV đã tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh và với mỗi mẫu được chọn sẽ tiến hành đối chiếu các số liệu để phát hiện ra gian lận và sai sót. Một ưu điểm lớn nhất trong công việc này ở Công ty kiểm toán đó là mỗi một công việc được tiến hành qua hai lần: một KTV tiến hành kiểm tra chi tiết và ghi chép trên các giấy tờ làm việc; sau đó giấy tờ làm việc đó sẽ được một KTV có trình độ nghiệp vụ cao hơn tiến hành soát xét, nếu có thiếu sót KTV sẽ tiến hành điều chỉnh lại. Điều này sẽ hạn chế được một cách tối đa các rủi ro kiểm toán.

+ Công việc chọn mẫu ở Công ty:

Trong quá trình tiến hành kiểm tra chi tiết việc xác định số mẫu kiểm tra còn mang tính nhận định chủ quan, dựa vào khả năng xét đoán cũng như kinh nghiệm của KTV. Việc xác định số mẫu chọn chủ yếu theo quy luật số lớn và thực hiện kiểm toán đối với những mẫu có khả năng gian lận và sai sót nhiều hơn, công ty chưa thực sự có một chương trình tính toán cụ thể. Điều này có thể dẫn đến những sai sót nhỏ thường ít được phát hiện và nếu như vậy cũng có khả năng ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

+ Việc gửi thư xác nhận:

Theo quy định của Tổng công ty Sông Đà cho các đơn vị thành viên, hàng quý hoặc 6 tháng các đơn vị này phải tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng. KTV lấy đó làm bằng chứng cho việc đánh giá tính có thực của khoản phải thu nên việc gửi thư xác nhận không được KTV sử dụng như một công cụ hữu hiệu.

Giai đoạn này được KTV thực hiện tương đối tốt. Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền chỉ là một phần trong kiểm toán Báo cáo tài chính, nên thông thường KTV sẽ chú ý đến việc tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục “doanh thu” và “phải thu khách hàng”, đưa ra các bút toán điều chỉnh chính xác và đánh giá chung về các khoản mục này có được trình bày một cách trung thực hợp lý hay không.

Ngoài ra KTV nội bộ còn đưa ra những kiến nghị chi tiết cho việc quản lý các khoản mục doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng cũng như việc thực hiện chế độ, quy chế quản lý của Tổng công ty trên các thư quản lý.

KTV gửi biên bản kiểm toán cho các đối tượng kiểm toán để họ ký xác nhận. Thực trạng này có thể gây bất cập cho việc gửi báo cáo kiểm toán cho ban lãnh đạo Tổng công ty trong trường hợp các đối tượng này trì hoãn. Bên cạnh đó báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán còn chưa có sự phân biệt rạch ròi về hình thức và nội dung. Như vậy báo cáo kiểm toán chưa đảm bảo tính súc tích.

Việc ghi chép trên giấy tờ làm việc của KTV: nhìn chung chưa khoa học trong việc đối chiếu, so sánh sự khớp đúng số liệu. Việc tập hợp và quản lý hồ sơ đã được thực hiện đầy đủ và cẩn thận.

Nhìn chung quy trình kiểm toán bán hàng và thu tiền tại Công ty kiểm toán và tư vấn dịch vụ tài chính kế toán được thực hiện khá tốt phù hợp với tính chất quan trọng của hai khoản mục này trên Báo cáo tài chính. Quy trình kiểm toán được thực hiện lần lượt và phù hợp với các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế và của Việt Nam và đúng với qui chế kiểm toán nội bộ do bộ tài chính ban hành. Việc tập hợp các giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán tương đối là đầy đủ. Tuy nhiên cũng còn có một số hạn chế như khi tiến hành kiểm tra chi tiết, việc ghi chép của KTV chỉ trên một bảng kiểm tra chi tiết trong đó không thực sự nêu rõ những nghiệp vụ sai sót gian lận do nguyên nhân nào và nghiệp vụ nào chưa xác minh rõ nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính của kiểm toán nội bộ các đơn vị hạch toán độc lập tại Tổng công ty Sông Đà.docx (Trang 74 - 79)