Điều chỉnh cách tính lương và tính điểm

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty cơ khí Hà Nội.doc (Trang 54)

II. Phân tích tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội

3. Điều chỉnh cách tính lương và tính điểm

3.1 Điều chỉnh cách tính lương.

- Điều chỉnh cách tính lương cho bộ phận gián tiếp.

Hiện nay quỹ lương cho bộ phận này tách với quỹ lương của bộ phận trực tiếp sản xuất.

Điêù này sẽ làm mất cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, vì nếu không có việc thì lao động trực tiếp sẽ không có lương. Do đó công ty có thể áp dụng hình thức phân phối lương trong đó lương lao động gián tiếp gắn với lao động trực tiếp.

Quỹ lương lao động gián tiếp

Quỹ lương lao động trực tiếp

Hệ số KH1 ( Hệ số KH1 được xác định theo các phòng ban) - Điều chỉnh cách tính lương cho các trưởng đơn vị.

Quỹ lương lao

động gián tiếp = Tổng lương tổng

duyệt x Hệ số

KH1

Các trưởng đơn vị hưởng lương không từ quỹ lương mà do giám đốc trả, các phó đốc hưởng lương theo mức lương bình quân của các trưởng đơn vị và giám đốc lại hưởng lương theo mức lương bình quân của các phó giám đốc.

Lpgđ = 1,5 x K1 x Mbq x N Lgđ = 1,3 x K2 x Mpgđ x N

Hệ số có K1 do giám đốc đánh giá nghĩa là lương của phó giám đốc ảnh hưởng bởi KH1 lương của giám đốc lại liên quan trực tiếp đến lương của phó giám đốc. Như vậy cách tính lương này mang tính chủ quan.

Giải quyết tồn tại này thì hệ số KH1 sẽ do hội đồng lương công ty đánh giá, điều này đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối thu nhập, đảm bảo kết quả và tạo được tâm lý thoải mái, tích cực lao động sản xuất cho toàn bộ cán bộ trong công ty.

- Bên cạnh đó công ty cũng đã điều chỉnh cách tính lương cho khối phụ trợ. Vì điều kiện chuyên đề nên tối không thể viết ra đây.

Tất cả các điều chỉnh ở đây đều nhằm tăng thu nhập cho người lao động, tạo sự ganh đua tích cực hơn, hạn chế sự vô trách nhiệm đối với công việc của người công nhân.

3.2. Điều chỉnh cách tính điểm.

Với tiêu thức: “ phẩm chất lãnh đạo ” cần tham khảo thêm ý kiến của người trực tiếp lãnh đạo sau đó trình lên cấp trên xét duyệt.

Với tiêu thức: “ Độ phức tạp của công việc ” cần quy định rõ độ phức tạp của từng công việc. Có như vậy mới có thể tránh được hiện tượng chủ quan và tạo sự công bằng.

Cần thay đổi số điểm các tiêu thức: độ phức tạp, thâm niên công tác, thưởng cho sáng kiến

Cụ thể:

Thâm niên công tác

Thưởng cho sáng kiến 405 5010

4. Biện pháp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động và sắp xếp lại cơ câu lao động

4.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay một công ty hay một tổ chức có nguồn tài chính phong phú, nguồn vật tư dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhưng sẽ trở nên vô ích nếu không biết quản trị con người vì nguồn nhân lực trong công ty là một tài sản quan trọng. Vì vậy, công ty phải đào tạo nguồn nhân lực, đó là một loại đầu tư lâu dài nhằm làm cho công ty có một lực lượng thích ứng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của Công ty.

Công ty Cơ khí Hà nội đã tổ chức học, kiểm tra tay nghề, và đã đưa vào diện nâng bậc cho 77 công nhân kỹ thuật và 21 lao động phổ thông. Phối hợp với chương trình dự án đầu tư đào tạo tin học mở rộng cho nhiều người tuỳ theo năng lực và nhu cầu học tập. Thường xuyên cử người đi học các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn về quản lý chất lượng, chuẩn bị tiến trình hội nhập kinh tế, chính trị cao cấp, trung cấp, sơ cấp. Tổ chức học cho cán bộ công nhân xưởng đúc để nâng cao tay nghề, tiếp thu sử dụng thiết bị đầu tư mới.

Công ty đã thực hiện bổ xung cho lao động là kỹ sư mới ra trường có bằng tốt nghiệp loại khá giỏi từ 250000 đồng đến 300000 đồng/người/tháng để thu hút và tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc lâu dài tại công ty. Trong năm đã điều chỉnh tăng hệ số lương khối nghiệp vụ 10%

4.2 Tổ chức sắp xếp lao động.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố tổ chức lao động. Tổ chức lao động hợp lý hiệu quả sản xuất cao và ngược lại. Vấn đề này được đo bằng năng suất lao động trong toàn công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh số lượng lao động

trực tiếp dao động trong khoảng 80-95% tổng số cán bộ công nhân viên công ty. Số lao động gián tiếp dao động trong khoảng 5-25%. Tỷ lệ lý tưởng là 95% và 5% có nghĩa là

Số lao động trực tiếp Tổng số lao động Số lao động gián tiếp Tổng số lao động

Thực tế ở công ty Cơ khí Hà nội theo số liệu tháng 1/2004

Stt Lao động Số lượng

1 Cán bộ quản lý 79

2 Nhân viên gián tiếp 194

3 Công nhân sản xuất 684

Tổng 857

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy lao động gián tiếp của công ty chiếm quá cao 20,27%, số lao động trực tiếp thấp.

Công ty cần sắp xếp lại cơ cấu lao động, tìm cách giảm số lao động gián tiếp và tăng số lao động trực tiếp như chuyển một số cán bộ làm công tác quản lý không có năng lực xuống làm việc trực tiếp tại các bộ phận sản xuất, thực hiện chế độ nghỉ với lao động gián tiếp và tuyển thêm lao động trực tiếp.

Cần có chế độ luân chuyển cán bộ hợp lý tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực của mình, chống lại các hiện tượng bè phái cục bộ, thiếu hợp tác trong công tác cán bộ.

Trong công tác quản lý phải nhạy bén phát hiện nhanh những yếu tố mới để động viên phát triển đồng thời sử lý nghiêm khắc các vụ việc làm tổn hại đến sự phát triển của công ty. Đó là yếu tố tốt để cho sự phát triển của Công ty đi lên hơn nữa và tạo sự ổn định môi trường xã hội công đồng trong doanh nghiệp.

x 100% =95 %

Kết luận

Để phù hợp với sự biến đổi của sản xuất và đời sống trong cơ chế hiện nay công tác quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp cần phải được cải tiến và hoàn thiện hơn nữa để không ngừng đảm bảo vai trò đòn bẩy kinh tế và chức năng quan trọng của tiền lương.

Trong thời gian qua, Công ty CKHN đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý tiền lương. Song để công tác quản lý tiền lương hoạt động tốt hơn nữa thì cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Qua thời gian thực tập tại công ty CKHN, được sự giúp đỡ của Cô Giáo hướng dẫn và các cô chú trong phòng tổ chức cùng với sự cố gắng lỗ lực của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: “ Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty CKHN “.

Với một khoảng thời gian không phải là dài, việc tập hợp và khảo sát tư liệu còn ít nhiều gặp một số khó khăn cùng với hạn chế về kinh nghiệm bản thân trong thực tiễn nhưng em đã cố gắng trình bày một cách hệ thống những nội dung mà kế hoạch thực tập đã đặt ra về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Đồng thời với kết quả phân tích và kiến thức đã học được ở trường em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương. Chuyên đề còn có những tồn tại nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của cán bộ công ty, các thầy cô giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Kim Oanh và các cô chú trong phòng tổ chức đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Phụ lục số 1

đơn vị tính: đồng/ ngày công. 1. Lương của trưởng đơn vị. L1 = 40.000

L2= 36.000 L3= 32.000

2. Lương của chuyên viên, nhân viên phòng ban a. Trợ lý giám đốc: 40.000

b. Chuyên viên bậc cao, kỹ sư bậc cao, cố vấn: loại 1: 40.000 loại 2: 36.000 loại 3: 32.000 loại 4: 29.000 c. Phó phòng loại 1: 34.000 loại 2: 30.600

d. Nhân viên( hiện nay đang hưởng theo các thang lương chuyên viên, kỹ sư, nhân viên các thang lương khác)

loại 1: 27.000 loại 7: 20.000 loại 2: 26.000 loại 8: 19.000 loại 3: 25.000 loại 9: 18.000 loại 4: 24.000 loại 10: 17.000 loại 5: 22.000 loại 11: 15.000 loại 6: 21.000 loại 12: 14.000 3. Đơn giá tiền lương cho các xưởng, phân xưởng: - Giờ CN- Cơ khí: 1800 đồng/giờ

- Giờ chế tạo mẫu mới: 2500 đồng/giờ

- giờ mộc, sửa chữa cũ dùng lại: 1800 đồng/giờ - công tác xã hội, hội họp, điều dưỡng: 2000 đồng/giờ - vận chuyển máy móc thiết bị: 10.000 đồng/ tấn

- học chuyển nghề, nghỉ chế độ, công tác khác: 100% lương cơ bản - nghỉ hưởng lương bảo hiểm xã hội: theo chế độ Nhà nước

- công việc đại tu máy cũ thành máy thương phẩm: hưởng theo R Rcơ 72.000 đồng/ giờ

Rcơ 43.000 đồng/ giờ

Lắp đặt vận hành: 40.000 đồng/ tấn

- Đại tu máy theo hợp đồng kinh tế: áp dụng quy chế riêng. Ngoài ra những công việc khó chỉ có công nhân đó mới thực hiện được và sản phẩm đó không được phép hỏng trả theo giờ thực tế tác động vào sản phẩm , đơn giá do giám đốc quyết định.

Phụ lục 2:

Quy định tỉ lệ công nhân phụ, phụ trợ, quản lý các đơn vị:

Đơn vị Tỷ lệ

CNP

Tỷ lệ

Máy công cụ Xưởng đúc Cơ khí lớn Bánh răng

Gia công AL&NL Thép cán Kết cấu thép Thuỷ lực Mộc 10% 10% 10% 9% 8% 7% 7% 6% 6% 10% 10% 7% 7% 7% 7% 7% 7% 7% Phụ lục 3:

Barem hệ số theo điểm (công nhân)

Điểm Hệ số Điểm Hệ số Điểm Hệ số Điểm Hệ số

40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 1 1,040 1,080 1,120 1,160 1,200 1,240 1,280 1,320 1,360 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 1,400 1,440 1,480 1,520 1,560 1,600 1,640 1,680 1,720 1,760 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 2,200 2,240 2,280 2,320 2,360 2,400 2,440 2,480 2,520 2,560 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 >90 2,600 2,640 2,680 2,720 2,760 2,800 2,840 2,880 2,920 2,960 3,000 3,580

Tài liệu tham khảo

1. Lao động thuê và tư bản của Các Mác- NXB sự thật.

2. Giáo trình kinh tế lao động- Trường ĐHKTQD của thầy giáo Nguyễn hữu Thân.

3. Chi phí tiền lương trong doanh nghiệp Nhà Nước trong nền kinh tế thị trường của PTS. Vũ Quang Thọ- TS Bùi Tiến Quý- NXB chính trị quốc gia 1996.

4. Tạp chí lao động và XH số 304- 305 từ 1- 31/12/2003 5. Báo lao động và XH số 286 từ 1- 15/3/2003

6. Báo lao động và XH số 290 từ 1- 15/5/2003.

7. Giáo trình kinh tế quản trị của PGS. PTS. Đặng Văn Thanh- PTS. Đoàn Xuân Tiên- NXB tài chính.

8. Thông tư liên bộ số 20/LBTT ngày 02/6/1993. 9. Nghị định 4320/BLĐTBXH.

10. Tạp chí 40 năm Công ty cơ khí Hà Nội- Một chặng đường .

Mục lục

Trang

Lời mở đầu...1

Phần I. Những luận cứ khoa hoc về công tác quản lý tiền lương

1.Khái niệm về tiền lương...2

2.Bản chất của tiền lương...3

3.Chức năng và vai trò của tiền lương...3

3.1.Chức năng của tiền lương...3

3.2.Vai trò của tiền lương...4

4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương...5

5.Các yêu cầu cơ bản của tổ chức tiền lương...6

5.1.Các yêu cầu cơ bản của tổ chức tiền lương...6

5.2.Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương...6

6.Phương pháp xây dưng đơn giá tiền lương và quỹ lương trong doanh nghiệp....7

6.1.Xác định năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương...7

6.2.Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương...7

6.3.Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương...8

6.4.Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch...8

6.5.Xác định quỹ tiền lương thực hiện...9

7.Các chế độ trả lương...9

8.Các hình thức trả lương...11

8.1.Hình thức trả lương theo thời gian...11

8.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm...12

II. Vai trò của việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong điều kiện hiện nay...15

III. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương...16

Phần II. Thực trạng tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội I. Giới thiệu chung...18

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội...18

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cơ khí Hà Nội trong điều kiện hiện nay...20

3.2.Đặc điểm về máy móc thiết bị...21

3.3.Đặc điểm về nguồn vốn...23

3.4.Đặc điểm về lao động của công ty...24

3.5.Đặc điểm về tổ chức bộ máy...26

4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua...29

II. Phân tích tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội...30

1.Các quy định chung...30

1.1. Quy chế trả lương của công ty...30

1.2.Nguyên tắc chung xác định lương...31

1.3.Phân cấp xác định lương...31

1.4.Định mức lao động và đơn giá tiền lương...31

2. Xác định lương cho cán bộ công nhân viên tại công ty...34

2.1.Xác định hệ số...34

2.2.Xác định lương cho trưởng các đơn vị bộ phận...36

2.3.Xác định lương cho CBCNV trong các đơn vị...38

2.4.Xác định lương cho nhân viên quản lý...39

2.5.Xác định lương cho nhân viên các phòng...39

3.Tổ chức thực hiện quản lý tiền lương...39

3.1. Tình hình giao khoán quy lương...39

3.2. Công tác quản lý thanh toán lương...40

4. Phân tích hoạt động quản lý tiền lương...42

5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội...43

5.1.Ưu điểm...44

5.2.Nhược điểm...45

Phần III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội I.Bối cảnh chung...47

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty

Cơ khí Hà Nội...48

1. Biện pháp củng cố chấn chỉnh lại hệ thống định mức lao động...48

1.1. Xây dựng định mức lao động...48

1.2. Đội ngũ cán bộ xây dựng định mức...49

2. Tạo nguồn tiền lương trong doanh nghiệp...51

2.1. Nâng cao chất lương sản phẩm ...51

2.2. Gắn tiền lương với hoạt động quản lý của công ty ...51

3. Điều chỉnh cách tính lương và tính điểm...52

3.1.Điều chỉnh cách tính lương...52

3.2. Điều chỉnh cách tính điểm...54

4. Biện pháp đào tạo nâng cao trình độ lao động và sắp xếp lại cơ cấu lao động...54

4.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động...54

4.2. Tổ chức sắp xếp lao động...55

Kết luận...57

Phụ lục I...58

Phụ lục II...60

Phụ lục III...61

Tài liệu tham khảo... 62

Nhận xét giáo viên ...

...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Nhận xét của đơn vị thực tập

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty cơ khí Hà Nội.doc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w