- Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước: Nợ TK 142 ( 1421 –chi phí trả trước )
1.3.3 Phương pháp kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là các chi tiết hoặc bộ phận sản xuất đang gia công chế biến trên dây truyền sản xuất hoặc tại các vị trí sản xuất, các bán thành phẩm tự
chế nhập kho bán thành phẩm và những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm.
Việc xác định số lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ không chỉ dựa vào số liệu của hạch toán nghiệp vụ mà phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, việc đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang là một trong những yếu tố cơ bản trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất sản xuất, đặc điểm chi phí, đặc điểm sản phẩm và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng ở doanh nghiệp. Trên thực tế sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo phương pháp sau:
1) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( nguyên vật liệu chính).
Theo phương pháp này, giá trị của sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hay nguyên vật liệu chính).
Theo phương pháp này, giá trị của sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( hay nguyên vật liệu chính), còn những chi phí khác phát sinh trong kì đều tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Giá trị sản phẩm dở + Chi phí nguyên vật liệu Số lượng Giá trị SP dang đầu kì phát sinh trong kỳ sản phẩm dở dang dở dang cuối kỳ cuối kỳ
Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến thì sản phẩm dở dang ở các giai đoạn chế biến sau được đánh giá theo giá bán thành phẩm do giai đoạn trước chuyển sang.
x
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( nguyên vật liệu chính) áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất mà chi phí nguyên vật liệu ( nguyên vật liệu chính) chiếm tỉ trong lớn trong tổng giá thành sản phẩm.
2 ) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo ước tính sản lượng tương đương.
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính tất cả vào các khoản mục (chỉ trừ khoản mục chi phí thiệt hại trong sản xuất). Căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thanh tương đương, tiêu chuẩn để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương thường được sử dụng là giờ công định mức hoặc giờ làm định mức.
Đối với chi phí bỏ vào một lần trong quá trình sản xuất( chi phí NVL chính) Giá trị Giá trị NVL chính Chi phí NVL chính Số lượng SP dở dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ sản phẩm dang x dở dang cuối kỳ cuối kỳ
* Đối với chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến:
Giá trị SP dở dang cuối kỳ Giá trị SP dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ x Số lượng SP dở Dang cuối kỳ x % hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo ước tính sản phẩm hoàn thành tương đương là tương đối chính xác trong việc đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ, phương pháp này thường được áp dụng trong những doang nghiệp mà có chi phí chế biến chiếm một tỷ trọng lớn không kém gì chi phí nguyên vật liệu. 3) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Theo phương pháp này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp tính vào sản phẩm dở dang dựa trên các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tiền lương của đơn vị sản phẩm. Các chi phí khác tính vào giá trị sản phẩm dở dang dựa trên cơ sở rỷ lệ quy định so với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp hoặc dựa theo định mức chi phí kế hoạch.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí Theo phương pháp này việc tính toán đơn giản nhưng không đảm bảo chính xác.Cho nên chỉ áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà sản phẩm dở dang có mức độ khá đồng đều giữa các tháng trong năm hay các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp định mức.
CHƯƠNG II