Những giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Gia Lâm.DOC (Trang 62 - 70)

1. Về việc xử lý thu hồi nợ:

Để đảm bảo thu hồi cả gốc và lãi của mỗi khoản vay thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán.

Trên cơ sở phân loại các khoản cho vay, kế toán cho vay thông báo kịp thời cho cán bộ tín dụng về những khoản vay gần đến hạn để có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ.

Tuỳ theo chất lợng từng khoản vay và có biện pháp thu nợ và lãi cho phù hợp. Cụ thể:

- Đối với các khoản vay có chất lợng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay đúng hạn thì chỉ chú ý đôn đốc việc trả nợ khi sắp đến hạn.

- Đối với các khoản vay có dấu hiệu không tôt, không có khả năng trả nợ đúng hạn do những khó khăn tạm thời của khách hàng thì cần có biện pháp thích hợp giúp họ thoát khỏi tình trạng đó để đảm bảo thu hồi đợc nợ, tránh nợ quá hạn phát sinh. Sau đây là một số biện pháp:

+ Cán bộ ngân hàng có thể t vấn cho khách hàng về viẹc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm thu hồi nợ,... để giúp cho khách hàng đẩy nhanh vòng quay của đồng vốn. Từ đó, khách hàng có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn.

+ Giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả, giúp họ thanh toán hàng tồn kho hoặc giảm bớt sự trữ quá mức.

+ Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ cho ngời vay bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian nếu có thể đợc.

+ Gia tăng khối lợng của khoản vay nếu xét thấy ngời vay có thể phục hồi khả năng sản xuất kinh doanh với các điều kiện ràng buộc chặt chẽ. Đây chính là biện pháp "Lấy nợ nuôi nợ" với điều kiện phơng án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính khả thi, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo tiêu thụ hết và doanh nghiệp có thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng.

+ Đối với khách hàng có ý vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay khó khăn thì ngân hàng buộc phải thu nợ trớc hạn.

2.Về việc xử lý nợ quá hạn .

Tại Ngân hàng Đầu t và phát triển Gia Lâm trong những năm qua ,mặc dù không phát sinh thêm nợ quá hạn song để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần phải có biện pháp phòng ngừa và tiếp tục thu hồi những khoản nợ quá hạn từ các năm trớc để lại

Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau . Vì thế tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân, tuỳ thuộc vào từng đối tợng khách hàng mà có biện pháp xử lý thích hợp :

* Đối với những khoản nợ khó đòi thì cần có chính sách khuyến khích mềm dẻo các đơn vị trả nợ gốc trớc, trả lãi sau .Những đơn vị tích cực trả gốc thì sẽ xem xét giải quyết một phần lãi.

*Lãi suất tính phạt nợ quá hạn hiện nay đợc áp dụng tối đa bằng 150%mức lãi suất trong hạn . Thực tế cho thấy không còn tác dụng răn đe đối với khách hàng vay có tính chây ì ,Nhng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì những lý do khách quan cha kịp thời trả nợ đúng hạn, hoặc đối với khách hàng thực sự khó khăn không thể trả lãi nợ quá hạn với mức lãi suất cao.

Theo tôi nên chia nhiều mức lãi suất nợ quá hạn phù hợp với thời gian và thái độ thiện chí trả nợ của khách hàng thay vì chỉ có một mức cố định nh hiện nay.

3. Xử lý lãi cha thu .

Tiền lãi phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng, trong đó lãi tiền vay là nguồn thu nhập chính của ngân hàng .Ngân hàng thu lãi từ các khoản cho vay để một phần trả lãi cho các khoản tiền gửi của khách hàng phần còn lại chính là lợi nhuận mà ngân hàng đạt đợc .Vì vậy, nếu ngân hàng cho vay mà không thu dợc lãi thì ngân hàng đã bị thua lỗ trong kinh doanh

Hiện tại, Tại chi nhánh Ngân hàng đầu t và phát triển Gia Lâm không diễn ra tình trạng cho vay không thu đợc lãi nhng vẫn xảy ra tình trạng khách hàng chậm trả lãi cho ngân hàng, song vì những khoản lãi này khi nằm trong tay khách hàng thì không sinh lời cho ngân hàng, đồng thời do tính chất của ngân hàng đầu t và phát triển nên những khoản vay thờng rất lớn và số tiền lãi mà khách hàn phải trả cho ngân hàng cũng không nhỏ, nên để hạn chế thiệt hại cho ngân hàng ,nhanh chóng thu hồi đợc khoản lãi này tôi xin đa ra kiến nghị là áp dụng kỷ luật phạt đối với những khách hàng không trả lãi tiền vay đúng hạn. Khoản "lãi cha thu "phải đợc coi nh là một khoản nợ mới phát sinh, đây là khoản khách hàng đã cam kết với ngân hàng trong hợp đồng tín dụnglà trả mà cha trả đợc . Do vậy cần áp dụng một tỉ lệ phạt thích hợp đối với khoản này . Việc tính phạt khoản "lãi cha thu" không những phần nào làm giảm thiệt hại cho ngân hàng mà nó còn có tác dụng thúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả lãi cho ngân hàng đúng hạn. Bởi vì nếu khách hàng không trả lãi đúng hạn thì khoản nợ của khách hàng sẽ càng tăng lên.

Đây là biện pháp nhằm đôn đóc khách hàng thực hiện dầy đủ ,nghiêm túc các điều khoản đã dợc ký kết trong hợp đồng tín dụnggiữa ngân hàng và khách hàng trong quá trình quan hệ tín dụng và góp phần làm giảm thiệt hại cho ngân hàng

- Về tỉ lệ lãi phạt, áp dụng theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn căn cứ vào thời gian khách hàng chậm trễ trả nợ ở thời điểm phát sinh lãi cha thu.

- Về thời gian tính phạt, tính từ ngày ghi nhập vào tài khoản ngoại bảng "lãi cha thu" đến khi ngời vay hoàn toàn trả lãi.

4.Hoàn thiện chơng trình tin học hoá trong kế toán cho vay:

Nhờ có sự phát triển vợt bậc của công nghệ - kỹ thuật nói cchung và công nghệ ngân hàng nói riêng mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có những bớc tiến đáng kể. Ngày nay, việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đang là vấn đề cấp bách đợc đặt lên hàng đầu. Nó góp phần làm giảm nhẹ khối lợng công việc cho từng nhân viên ngân hàng, đảm bảo các nghiệp vụ đợc thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng lẫn khách hàng khi giao dịch với nhau. Trớc đây, mỗi món chuyển tiền của khách hàng phải mất hàng tuần, nhng hiện nay chỉ tính đến hàng giờ. Đối với ngân hàng thì các hoạt động thanh toán bù trừ, hay thanh toán liên hàng không còn tình trạng sai lầm, thời gian luân chuyển chứng từ rất nhanh chóng.

Mặc dù hiện nay chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Gia Lâm đã ứng dụng tin học ngân hàng trên hầu hết moi nghiệp vụ của ngân hàng, song cơ sở vật chất kỹ thuật còn cha tơng xứng với tầm vóc của chi nhánh, đặc biệt là khả năng làm chủ những công nghệ hiện đại này vẫn còn rất nhiều bất cập. Tin học áp dụng trong các nghiệp vụ kế toán vẫn cha hoàn thiện, nhất là đối với kế toán cho vay. Mặc dù số liệu đã đợc quản lý hoàn toàn trên máy nhng kế toán viên vẫn phải đồng thời theo dõi thời hạn trả nợ, trả lãi của từng món vay bằng tay và theo dõi trên máy. Việc tính toán lãi tiền vay hàng tháng tại ngân hàng mang tính chất bán tự động nên gây mất rất nhiều thời gian và trí lực.

Xuất phát từ thực tế tin học tại chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Gia Lâm, tôi xin đề nghị một số ý kiến sau:

- Đề nghị ngân hàng cấp trên nghiên cứu các chơng trình ứng dụng tin học trên tất cả các mặt nghiệp vụ ngân hàng, chẳng hạn đa chơng trình tin học tự động vào nghiệp vụ thu nợ, thu lãi trực tiếp trên máy tính, hàng tháng hay định kỳ máy tính tự tính lãi tiền vay và số gốc sẽ pohải trả nợ hàng tháng. Trên cơ sở

đó, kế toán sẽ tiến hành thông báo cho khách hàng mà tránh đợc những sai lầm tối thiểu do việc hạch toán thủ công có thể gây ra, đồng thời tiết kiệm đợc thời gian đối với khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Vì trớc khi cho vay, ngân hàng đã thoả thuận là đến hạn trả nợ là kế toán sẽ tự động trích tiền trên số d tài khoản tiền gửi của khách hàng mà không cần sự đồng ý của khách hàng.

Mặt khác, ngân hàng cấp trên cũng cần thờng xuyên xem xét tình hình hoạt động tin học tại các chi nhánh để có thể cải tiến, nâng cấp phần mềm quản lý, cũng nh cải tạo phần giao diện màn hình, tiến kịp cùng với xu hớng phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm giành lấy u thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trong khu vực song vẫn luôn đảm bảo yêu cầu an toàn , chính xác, kịp thời, đầy đủ cho cả khách hàng và ngân hngf.

Song song với việc cải tiến nâng cấp công nghệ tin học ngân hàng thì cũng cần có những cán bộ không chỉ am tờng nghiệp vụ mà còn phải có chuyên môn sâu sắc về lĩnh vực tin học để có thể chủ động khắc phục những sự cố nhỏ, thực hiện tốt, an toàn các động tác kế toán máy cũng nh có thể tự xử lý các nghiệp vụ kế toán phức tạp vẫn thờng xáy ra trong hoạt động cho vay. Do đó ngân hàng cũng phải thờng xuyên mở các lớp đào tạo tin học cho cán bộ ngân hàng, một mặt để củng cố kiến thức nghiệp vụ trên máy, đồng thời tiếp tu những tiến bộ công nghệ tin học ngân hàng mới có ích cho ngành ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo hớng tiếp cân với các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong giao dịch ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Có nh vậy, công việc kế toán mới đem lại hiệu quả cao, các số liệu, thông tin đ- ợc theo dõi, tính toán chính xác, nhanh chóng. Từ đó góp phần cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày cang phát triển, nâng cao đợc uy tín và quy mô của ngân hàng trên thơng trờng.

5. Nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ kế toán:

Con ngời luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định sự thành công của mỗi hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kế toán cho vay nói riêng.

Đối với cán bộ kế toán cho vay phải có chuyên môn nghiệp vụ, hiểu sâu c về lĩnh vực tín dụng và kế toán, đồng thời phải sử dụng vi tính thành thạo trong việc xử lý các nghiệp vụ kỹ thuật hàng ngày để chủ động trong công ciệc của mình và phối hợp tốt với cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi thời hạn trả nợ của khách hàng.

Hơn nữa cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cán bộ kế toán cho vay, bởi vì nhiệm vụ của kế toán cho vay ngoài việc tính toán ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi, kế toán cho vay còn có trách nhiệm quản lý hồ sơ cho vay của khách hàng. Đó chính là quản lý một khối lọng lớn tài sản của ngân hàng. Do vậy, nếu ngời làm cán bộ kế toán cho vay không có phẩm chất đạo đức tốt, không chân thực thì có thể sẽ thông đồng với khách hàng trong việc tính toán thu nợ, thu lãi, làm mất hồ sơ vay vốn,... gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thu fnợ, thu lãi và làm thiệt hại cho ngân hàng.

Hiện nay, tại chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Gia Lâm có một lợi thế rất mạnh đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ chiếm đa phần, họ có trình độ và rất năng động, nhiệt tình trong công việc, song bên cạnh đó, có thể nói, kinh nghiệm cuả họ cũng còn rất hạn chế. Do đó cũng cần phải có sự chỉ đạo, theo dõi hớng dẫn kịp thời của ngân hàng cấp trên.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Gia Lâm cần không ngừng quan tâm, đào tạo, bồi dỡng dới mọi hình thức nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đạo đức, phong cách làm việc cho mọi cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

+ Thờng xuyên mở các lớp bồi dỡng nghiệp vụ.

+ Tổ chức tập huấn, thi kiểm tra trình độ chuyên môn hàng năm.

+ Cử cán bộ nhân viên tham dự các lớp từ chứng chỉ bồi dỡng nghiệp vụ đến đại học.

+ Tiến hành tiêu chuẩn hoá cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ kế toán nói riêng.

Đối với những cán bộ nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm qua thực tế với trình độ chuyên môn cao, đây là lực lợng nòng côt của ngân hàng, cần có sự quan tâm, khuyến khích, động viên họ. Sắp xếp bố trí đề bạt họ đúng với năng lực và sở trờng của từng ngời. Có thể bố trí các cán bộ nòng cốt này xen kẽ với các cán bộ nhân viên trẻ để họ có thể tơng trợ lẫn nhau trong công việc.

Có nh vậy, bộ máy tổ chức của Ngân hàng mới ngày càng hoàn thiện hơn, cán bộ nhân viên ngày càng gắn bó, có trách nhiệm với công việc, nhằm đa chi nhánh ngân hàng ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trờng.

kết luận

Hiện nay nớc ta đang trên đà mở của, hội nhập với thị trờng thế giới nhng hoạt động thị trờng chứng khoán của ta còn cha mạnh nên một trong những kênh phân phối lại vốn chủ yếu cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng.

Trong những năm qua, ngân hàng dã cung ứng một lợng vốn lớn cho xã hội thông qua hoạt động tín dụng. Có thể nói rằng tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thơng mại hiện nay, nó có vai trò rất lớn trong chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc, cũng nh quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Chính vì thế để nâng cao chất lợng tín dụng ngoài khâu xét duyệt, thẩm định kỹ dự án còn có một khâu rất quan trọng cần đợc chú ý:Đó là kế toán cho vay.

Kế toán cho vay là nghiệp vụ phức tạp nên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập cần đợc tiếp tục xem xét để hoàn thiện.

Với tầm quan trọng nh vậy của kế toán cho vay, em đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu nghiệp vụ kế toán cho vay để làm cơ sở xây dựng bản chuyên đề thực tập này. Trong đó, em có nêu ra một số vấm đề về tình hình cho vay, thu nợ của chi nhánh ngân hàng đầu t và phát triển Gia Lâm và hớng giải quyết những lĩnh vực mà bản chuyên đề tập trung kiến nghị là hoàn toàn có cơ sở lý luận thực tiễn và mang tính khách quan, xuất phát từ hoạt đọng thực tế tại Ngân hàng đầu t và phát triển Gia Lâm.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo bộ môn khoa Kế Toán - Kiểm Toán, Học Viện Ngân Hàng, ban lãnh đạo và các cán bộ chi nhánh Ngân hàng đầu t và phát triển Gia Lâm đẫ tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập.

Mục lục

Lời Mở Đầu...1

Chơng I...4

Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt động kinh doanh ngân hàng...4

I. Vai trò của tín dụng ngân hàng ... 4

II. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán: ... 9

III. Các ph ơng thức cho vay: ... 13

IV. Nội dung nghiệp vụ kế toán cho vay: ... 16

Chơng II...28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng về tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Gia Lâm.DOC (Trang 62 - 70)