-Những mặt hạn chế cần đợc cải tiến

Một phần của tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy len Hà Đông.DOC (Trang 71 - 73)

I Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất –

2 -Những mặt hạn chế cần đợc cải tiến

2.1- Về việc phản ánh thiệt hại ngừng sản xuất

Trong quá trình sản xuất sản phẩm, do có những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà quá trình sản xuất bị gián đoạn nhng Nhà maý vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí nh tiền lơng lao động, nguyên vật liệu phụ để xử lý về chất lợng sản phẩm, khấu hao tài sản cố định...

Theo cách hạch toán hiện nay của Nhà máy, phần thiệt hại do ngừng sản xuất cha đợc phản ánh rõ ràng. Các khoản chi phí này vẫn đợc tính vào CPSX và đa vào giá thành sản phẩm mặc dù các chi phí naỳ phát sinh không thờng xuyên. Giá thành sản phẩm đã không phản ánh chính xác nội dung kinh tế của nó. Điều này là bất hợp lý.

2.2- Về phơng pháp phân bổ chi phí về điện

Điện của Nhà máy dùng do mua của Công ty điện lực Hà Tây. Số tiền thanh toán trên cơ sở chỉ số công tơ điện. Tại Nhà máy, toàn bộ chi phí về điện (bao gồm điện dùng cho sản xuất và điện dùng cho bộ phận văn phòng) đều đợc phân bổ vào chi phí sản xuất chung cho các phân xởng, bộ phận sản xuất. Nh vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp không bao gồm chi phí điện mua ngoài. Đa toàn bộ chi phí về điện vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm đã làm cho việc xác định giá thành kém chính xác.

2.3- Về việc trích trớc lơng nghỉ phép của công nhân

Nhà máy len Hà Đông không tiến hành trích trớc lơng nghỉ phép của công nhân viên. Nhng trong thực tế, thờng vào những tháng hè, mật độ công việc giảm, công nhân tại một số phân xởng, bộ phận sản xuất phụ phải nghỉ chờ việc. Do đó, họ hầu hết nghỉ phép vào dịp này. Tiền lơng nghỉ phép đột ngột tăng gây biến động trong giá thành sản xuất. Vì vậy, để tránh đợc sự biến động này, Nhà máy Len Hà Đông nên tiến hành trích trớc tiền lơng nghỉ phép cho công nhân sản xuất.

2.4- Về phơng pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Tại Nhà máy, sản phẩm dở dang cuối kỳ đựơc xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là cách xác định phù hợp với đặc điểm về dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trên 80% giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, khi kết thúc kỳ hạch toán, các sản phẩm hoàn thành mới đợc nhập kho phân xởng mà cha kịp chuyển về kho Nhà máy vẫn đợc coi là sản phẩm dở dang và phản ánh trên biên bản, bảng xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giá trị số sản phẩm này đợc tính trên giá kế hoạch của sản phẩm hoàn thành. Toàn bộ giá trị này đợc chuyển thẳng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, lên phần nguyên vật liệu giá trị trực tiếp đa vào giá thành sản phẩm sẽ nhỏ hơn thực tế. Điều này làm cho chỉ tiêu giá thành không còn chính xác và đồng thời phơng pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá trị nguyên vật liệu trực tiếp đợc áp dụng ở đây đã có những sai lệch.

Bằng những kiến thức đã học, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến với hy vọng ở một chừng mực nào đó nó sẽ góp phần hoàn thiện thêm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy Len Hà Đông.

3- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Len Hà Đông

Một phần của tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy len Hà Đông.DOC (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w