Hiệu quả sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương.docx (Trang 59 - 61)

II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOAN HỞ CÔNG TY BIA NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG

6. Hiệu quả sử dụng lao động.

Dựa vào thực trạng lao động của Công ty đã nêu ở trên ta có một vài nhận xét sau: lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông và học nghề với trình độ tương đối cao chủ yếu là bậc 3/7 và 4/7, với công nhân quản lý và công nhân kỹ thuật thì chủ yếu là chuyên viên. Cơ cấu lao động sản xuất của Công ty tương đối ổn định, được tuyển và đào tạo dựa trên mô hình công nghệ sản xuất mà Công ty đang thực hiện với tỷ lệ công nhân sản xuất và nhân viên là 4,5:1.Nhìn chung trình dộ của cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay vẫn đáp ứng được cho tình hình thực tế .Nhưng trong thời gian tới khi công ty thực hiện cổ phần hoá cũng như để đứng vững trong môi trường cạnh tranh thì công ty cần phải có sự chuẩn bị cao hơn về trình độ cán bộ và trình độ bậc thợ của công nhân

Bảng 23: Hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu Công thức đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch + - % 1- Giá trị hàng hoá (DTT) Tr.đồng 23103 26524 3421 12,9 2- Số lượng lao động bình

+ CNSX - 196 235 39 16,5 + Nhân viên - 42 46 4 8,7 + Nhân viên - 42 46 4 8,7 3- Số ngày làm việc 1C.N/năm (NPQ) Ngày 266 274 12 4,5 4- Số giờ bình quân 1 C.N làm việc (G) - 7,50 7,62 0,12 1,5 5- Tổng số giờ làm việc (TSG) N x AL x G Giờ 47481 0 586694 111884 19,1 6- N.S.L.Đ bình quân năm (APN) Tr.đồng 97,07 94,4 - 2,67 -2,8 7- N.S.L.Đ bình quân ngày Ng.đồng 364 342 - 22 -6,4 8- N.S.L.Đ bình quân giờ (1:4) đồng 48657 45209 -3448 -7,6 9- Lương bình quân 1 C.N/tháng Ng.đồng 912 917 50 0,5 Theo bảng 23 ta có nhận xét sau:

Về tình hình sử dụng lao động: đánh giá theo mức biến động tuyệt đối ta thấy số lao động tăng 43 người , trong đó công nhân sản xuất tăng 4 người và nhân viên tăng 39 người.

Đánh giá theo mức biến động tương đối ta thấy số công nhân mà công ty được phép tăng theo mức giá trị sản lượng là:

∆LĐ = 238 * 26524 / 23103 = 274 người

∆CNSX = 196 * 26524 / 23103 =225 người

∆NV = 42 * 26524 / 23103 = 49 người

Vậy sự biến động cơ cấu và số lượng lao động của Công ty không đạt được mức hệu quả so với tính kế hoạch . Số lao động dư thừa là 281 - 274=7 người (so vớicông nghệ sản xuất năm 2001) trong đó công nhân sản xuất là 10 người, nhưng số công nhân viên lại tiết kiệm được 3 người . Điều dó cho thấy công tyvẫn chưa cân đối được tỷ lệ giữa cán bộ quản lý với số công nhân .

Dựa vào bảng trên ta thấy năng suất lao động của công nhân giảm đi theo năm, ngày và giờ. Theo năm giảm 2,8% tức 2,67 triệu đồng, theo ngày giảm 6,4% tương đương 22 ngàn đồng và theo giờ giảm 7,6% hay 3448 đồng. Trong khi đó số ngày lao động bình quân của một công nhân lại tăng 4,5% tức 12 ngày. Điều này cho thấy hiệu

quả sử dụng lao động giảm dần. Nguyên nhân là trình độ tay ngề của công nhân sản xuất giảm đi . Điều này là do doanh nghiệp tuyển thêm công nhân viên có trình độ lao động thấp hoặc do họ chưa thích ứng với công việc. Mặc dù vậy công ty lại trả lương cho công nhân khá cao, cụ thể lương bình quân cho công nhân năm 2001 là 921105 đồng, năm 2002 năng suất lao động giảm nhưng tiền trả cho công nhân lại tăng thêm 50000 đồng, tức tăng 0,5% so với năm 2001

Qua phân tích này có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là đang giảm dần, tuy vậy nó vẫn được đánh giá là có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương.docx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w