Công ty
1.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang
Công tác kiểm kê sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty bao gồm nhiều loại có tính chất lý hóa khác nhau như: dịch lên men, cồn thô, dấm, các loại rượu mùi pha chế,…Để đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang từng loại vào thời điểm cuối tháng tại từng xí nghiệp.
Việc kiểm kê này do ban kiểm kê thực hiện, bao gồm: giám đốc xí nghiệp, nhân viên thống kê xí nghiệp và tổ trưởng tổ có sản phẩm làm dở.
Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng tài vụ công ty để kế toán giá thành có cơ sở đánh giá sản phẩm làm dở về mặt giá trị.
Công tác đánh giá sản phẩm dở dang ở Xí nghiệp Cồn:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Xí nghiệp Cồn là cồn thô, dấm,…Đối với xí nghiệp này, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước lượng tương đương, tức là quy đổi các sản phẩm dở dang về tiêu chuẩn cồn tinh chế. Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang do Xí nghiệp xác định, thường dựa trên cơ sở kinh nghiệm.
Giá trị sản phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung, còn chi phí nhân công trực tiếp được tính cả cho thành phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang = Chi phí NVL trực tiếp dở dang đầu tháng + Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong tháng Số lít cồn dở dang cuối tháng quy về cồn tinh Số lít cồn quy về cồn tinh tương đương
Chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang = Chi phí sản xuất chung dở dang đầu tháng + Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng Số lít cồn dở dang cuối tháng quy về cồn Số lít cồn quy về cồn tinh tương đương
×
Giá trị chuyển từ bộ phận lò hơi trong sản phẩm dở dang = Chi phí bộ phận lò hơi dở dang đầu tháng + Chi phí bộ phận lò hơi phát sinh trong tháng Số lít cồn dở dang cuối tháng quy về cồn Số lít cồn quy về cồn tinh tương đương
Cụ thể:
Theo báo cáo kết quả sản xuất Xí nghiệp Cồn tháng 12/2006: + Số lít cồn tinh chế hoàn thành được trong tháng là: 604 214 lít.
+ Sản phẩm dở dang cuối tháng là 1 026 360 lít, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 5%. Do đó, Sản phẩm dở dang cuối tháng quy về cồn tinh tương đương là = 1 026 360 * 5% = 51 318 lít.
Từ số dư đầu kỳ (số dư cuối tháng trước chuyển sang) và số chi phí phát sinh trong tháng ở dòng tổng cộng TK 6211 trên Bảng kê số 4) ta xác định tổng chi phí cho lượng Cồn tinh chế trong tháng như sau:
Biểu 1.23 BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Xí nghiệp Cồn tháng 12/2006
Khoản mục DĐK Chi phí trong kỳ
621 457 372 190 3 703 580 713
622 0 811 719 411
627 151 849 888 679 667 299
1545 221 552 928 1 554 134 750
Tổng 830 775 006 6 749 102 173
Ta xác định chi phí dở dang cuối kỳ của Xí nghiệp Cồn như sau: + Chi phí NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang là:
457 372 190 + 3 703 580 713 51 318 = 303 220 017604 214 604 214
+ Chi phí nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ = 0.
×
+ Chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang là:
151 849 888 + 679 667 299 51 318 = 60 594 931604 214 604 214
+ Giá trị bộ phận lò hơi trong sản phẩm dở dang là:
221 552 928 + 1 554 134 750 51 318 = 129 399 217604 214 604 214
Vậy tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là:
= 303 220 017 + 60 594 931 + 129 399 217 = 493 214 165 đ Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính giá thành Cồn tháng 12/2006.
Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Xí nghiệp Rượu mùi.
Tại Xí nghiệp rượu mùi, rượu thành phẩm được sản xuất qua hai công đoạn: pha chế và đóng chai, ở mỗi công đoạn đều có hai sản phẩm bán ra ngoài là rượu nước và rượu thành phẩm đóng chai.
Tại công đoạn pha chế: sản phẩm rượu nước sản xuất ra, một phần nhập kho tiêu thụ, một phần chuyển cho công đoạn đóng chai để hoàn thiện sản phẩm.
Rượu nước nửa thành phẩm ở giai đoạn pha chế đem sang giai đoạn đóng chai cộng với chi phí đóng chai ta được giá thành của rượu nước thành phẩm, còn bao nhiêu rượu nước nửa thành phẩm chưa đóng chai đem nhập kho. Do đó, sản phẩm dở dang của Xí nghiệp Rượu mùi chính là rượu nước nửa thành phẩm lưu tại Xí nghiệp cuối tháng.
Xí nghiệp Rượu mùi tính giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá trị rượu nước nửa thành phẩm
lưu tại xí
= Giá trị rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp
đầu tháng + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng Số lượng rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí × × ×
nghiệp cuối tháng nghiệp cuối tháng Số lượng rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp đầu tháng +
Số lượng rượu nước nửa thành phẩm hoàn thành trong
Cụ thể, trích số liệu rượu Lúa mới tháng trước và Bảng tính giá thành Rượu mùi - công đoạn pha chế tháng này:
+ Lượng rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 203 571 lít.
+ Lượng rượu Lúa mới hoàn thành trong tháng là: 161 012 lít, trong đó tái chế 12 lít.
+ Lượng rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 64 525 lít.
+ Chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng: 749 775 898 đ. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng: 1 563 012 385 đ.
Vậy, chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là:
749 775 898 + 1 563 012 385 64 525 = 417 288 488 đ
203 571 + 161 012
+ CPNCTT tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 10 974 529 đ. + CPNCTT tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng là: 22 249 109 đ. Vậy chi phí nhân công trực tiếp tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là:
10 974 529 + 22 249 109 64 525 = 5 880 020 đ 203 571 + 161 012
+ CPSXC tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 6 327 369 đ. + CPSXC tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng là: 15 939 507 đ. Vậy chi phí sản xuất chung tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là:
6 327 369 + 15 939 507 64 525 = 3 940 859 đ 203 571 + 161 012
Vậy giá trị rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là:
417 288 488 + 5 880 020 + 3 940 859 = 427 109 367 đ
Kết quả tính toán được thể hiện trên Sổ chi tiết giá thành Xí nghiệp Rượu mùi – rượu Lúa mới tháng 12/2006. Tính toán tương tự ta xác định được giá trị dở dang của các loại sản phẩm còn lại lưu tại Xí nghiệp Rượu mùi.
1.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm
Do quy trình công nghệ chế biến phức tạp, có nhiều loại sản phẩm và sản phẩm nhập kho liên tục vì chu kỳ sản xuất ngắn nên Công ty xác định định kỳ tính giá thành là hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí và tính giá thành.
×
×
Do đặc điểm của sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục cũng như yêu cầu quản lý cần tính giá thành nửa thành phẩm bán ra ngoài, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ , từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Tính giá thành cồn:
Sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất, Cồn công nghiệp được coi như phế liệu thu hồi đưa vào nhập kho. Chi phí sản xuất Cồn công nghiệp sẽ được tập hợp riêng rồi kết chuyển vào TK 152.
Do đó, Xí nghiệp Cồn chỉ tính giá thành cho sản phẩm Cồn tinh chế theo phương pháp giản đơn, mọi chi phí liên quan đến việc sản xuất Cồn tinh chế đều được hạch toán trực tiếp không phải phân bổ.
Tổng giá thành Cồn tinh chế = Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng - Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng Cụ thể: căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí của Cồn tinh chế và kết quả tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ ở trên để tính giá thành Cồn tinh chế.
CPNVLTT = 3 703 580 713 + 457 372 190 - 303 220 017 = 3 857 732 886 đ CPNCTT = 811 719 411 – 0 = 811 719 411 đ
CPSXC = 679 667 299 + 151 849 888 - 60 594 931= 770 922 256 đ Chi phí bộ phận lò hơi:
= 1554 134 750 + 221 552 928 – 129 399 217= 1 646 288 461 đ Vậy tổng giá thành Cồn tinh chế là:
= 3 857 732 886 + 811 719 411 + 770 922 256 + 1 646 288 461 = 7 086 663 014 đ Giá thành đơn vị = 7 086 663 014 = 11 728,73 đ/lít
604 214
Một lượng lớn Cồn tinh chế ở Xí nghiệp Cồn sẽ được chuyển sang Xí nghiệp Rượu mùi để tiếp tục pha chế rượu mùi. Toàn bộ giá thành lượng cồn này sẽ được chuyển vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp Rượu mùi.
Phương thức tính giá thành tại Xí nghiệp Rượu mùi là phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tuy nhiên, giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước không tính vào chi phí sản xuất của giai đoạn sau mà tách riêng, sau khi hoàn tất tập hợp chi phí giai đoạn cuối mới tổng hợp để tính riêng giá thành sản phẩm hoàn thành. Nghĩa là, kế toán giá thành tổ chức tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng loại rượu theo từng giai đoạn sản xuất vào Bảng tính giá thành theo từng công đoạn, sau đó tổng hợp giá thành vào Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi.
- Tính giá thành rượu nước nửa thành phẩm:
Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu tháng, chi phí sản xuất phát sinh do pha chế trong tháng để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối tháng, từ đó tính giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong tháng (theo từng khoản mục) được xác định theo công thức:
Tổng giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong tháng = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu tháng + Chi phí sản xuất phát sinh do pha chế trong tháng - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối tháng - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh Căn cứ vào báo cáo kiểm kê rượu, kế toán xác định số lít rượu hoàn thành trong tháng, mức hao hụt để tính giá thành một lít rượu nước hoàn thành.
Giá thành một lít rượu nước hoàn thành =
Tổng giá thành rượu nước hoàn thành trong tháng Sản lượng hoàn thành
hoặc giao đóng chai theo sổ sách
- Sản lượng rượu nước hao hụt ở các công đoạn Từ giá thành một lít rượu nước và số lít đem đóng chai từng loại chai, kế toán xác định tổng giá thành rượu nước của từng loại chai và làm căn cứ tính giá thành từng loại đóng chai hoàn chỉnh.
- Tính giá thành Rượu mùi đóng chai hoàn chỉnh:
Căn cứ vào Bảng tính giá thành Xí nghiệp Rượu mùi công đoạn đóng chai, kế toán xác định chi phí sản xuất phát sinh khi đóng từng loại chai (bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC), kết hợp chi phí này với giá thành rượu nước sử dụng đóng chai để có tổng giá thành rượu đóng chai từng loại chai hoàn chỉnh.
- Đối với rượu tái chế các loại, trong tháng nếu xuất rượu cho tái chế thì coi rượu tái chế ban đầu như CPNVLTT của công đoạn pha chế. Sau đó chi phí sản xuất phát
Cụ thể, từ kết quả tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ta xác định được tổng giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong kỳ (giao đóng chai) chi tiết theo từng khoản mục thể hiện ở bảng sau:
Biểu 1.25 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH RƯỢU NƯỚC
tháng 12/2006 Khoản mục DĐK 203 571 lit Phát sinh 161 012 lít DCK 64 525 lít Giao đóng chai 299 675 lít 621 794 775 898 1 563 012 385 417 288 488 1 940 499 795 622 10 974 529 22 249 109 5 880 020 27 343 618 627 6 327 369 15 939 507 3 940 859 18 326 017 Cộng 2 129 077 796 1 601 201 001 427 109 367 1 986 169 430
Căn cứ vào bảng trên ta tính được giá thành một lít rượu Lúa mới đóng chai hoàn chỉnh:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 1 940 499 795
= 6 475,35 đ 299 675
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 27 343 618
= 91,14 đ 299 675
+ Chi phí sản xuất chung: 18 326 017
= 61,15 đ 299 675
Từ đó ta có giá thành của một lít rượu nước Lúa mới đóng chai hoàn chỉnh là: 6 475,35 + 91,14 + 61,15 = 6 627,74 đ
Kế toán sử dụng giá thành đơn vị này và căn cứ vào Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai để tính giá thành từng loại chai.
Chẳng hạn, tính cho chai Lúa mới 0,65 lít: Tổng số chai Lúa mới 0,65 lít là: 151 403 chai
Tổng số lít đóng chai Lúa mới là: 0,65 * 151 403 = 98 412 lít
Như vậy, tổng giá thành 151 403 chai Lúa mới 0,65 lít phần nước là: 6 627,74 * 98 412 = 652 249 624 đ
Từ Bảng tính giá thành công đoạn đóng chai của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 ta có:
Tổng chi phí sản xuất tính cho rượu Lúa mới chai 0,65 lít phần chai là: 1 182 797 332 đ.
Vậy tổng giá thành 151 403 chai Lúa mới 0,65 lít là:
652 249 624 + 1 182 797 332 = 1 835 046 956 đ Giá thành đơn vị = 1 835 046 956 = 12 120,28 đ/chai
151 403
Số liệu chi tiết cho từng khoản mục được thể hiện trên Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi - Rượu lúa mới tháng 12/2006.
Tương tự tính cho các loại chai rượu Lúa mới còn lại.
Với cách tính như đối với rượu Lúa mới, kế toán giá thành tiến hành xác định giá thành theo lít và theo chai cho các loại rượu khác trong Xí nghiệp Rượu mùi.
Sau khi hoàn tất Bảng kê số 4, NKCT số 7, Bảng tính giá thành sản phẩm theo công đoạn và Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi, kế toán chuyển tài liệu, sổ sách liên quan cho kế toán trưởng. Cuối tháng, kế toán trưởng vào Sổ cái các tài khoản liên quan.
Sổ cái các tài khoản được mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng (ghi Nợ TK sổ cái, ghi Có các TK liên quan ).
Sổ cái TK được mở chi tiết cho một số TK cần thiết: TK 621, 622, 627, 154 (mở riêng cho từng Xí nghiệp Cồn, Xí nghiệp Rượu mùi, Xí nghiệp Bao bì).