- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 642.500
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN:(60 = 50 – 5 1 52) 60 2.072.336
3.2, Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tiêu thụ tại VPIC1:
VPIC1:
3.2.1, Kiến nghị về chứng từ kế toán:
- Doanh nghiệp hiện đang hạch toán nguyên vật liệu nhập xuất kho qua phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, chính xác. Nhưng với 1 đơn vị sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm thì việc ghi thẻ kho như vậy không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, để tránh sai sót, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa thẻ kho với các bảng kê nhập – xuất – tồn kho, để xử lý kịp thời nếu sai lệch.
- Trong khâu bán hàng, kế toán không thực hiện xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho khách hàng sau khi giao hàng, mà chỉ tập hợp và xuất hoá đơn vào thời điểm cuối tháng. Như vậy là chưa đúng với quy trình hạch toán, và dễ gây hạch toán thiếu, bỏ ngoài sổ. Điều này kế toán cần nghiên cứu để có phương án hợp lý hơn. Như xuất hàng hoá thì xuất luôn hoá đơn GTGT. Đồng thời, kế toán thuế tại đơn vị cũng cần định kỳ( có thể là 1 tuần làm việc) có thể lập 1 bảng tổng hợp hóa đơn đã xuất, nhằm quản thống kê và theo dõi tình hình xuất hoá đơn được chặt chẽ.
- Về khấu hao tài sản cố định, đơn vị hiện đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc sử dụng phương pháp này có ưu điểm là dễ hạch toán. Nhưng có nhược điểm là với 1 đơn vị có quy mô lớn như VPIC1, số lượng và chủng loại TSCĐ rất lớn. Nên việc hạch toán như vậy là thiếu chính xác, chưa tính hết được giá trị hao mòn của tài sản. Đơn vị nên có phương án tính toán phù hợp hơn để phản ánh chính xác khấu hao TSCĐ. Đơn vị có thể nghiên cứu và áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
- Trong khâu hạch toán, vì doanh nghiệp hiện nay chưa áp dụng phần mềm kế toán, mà chỉ thực hiện hạch toán trên Excel. Vì vậy, để tránh những sai sót trong ghi chép thủ công, trong hạch toán, tại từng bộ phận phát sinh nghiệp vụ(
từ phân xưởng, kho, kế toán bộ phận,….) cần hết sức chuẩn xác trong ghi chép, đối chiếu số liệu và mỗi chứng từ hoàn thành chuyển đến bộ phận kế tiếp đều phải được kiểm tra kỹ càng từ số liệu, ngày tháng, để giảm được tối đa việc hạch toán sai, ảnh hưởng đến các nghiệp vụ khác.
3.2.2, Kiến nghị về tài khoản kế toán:
- Hiện nay, doanh nghiệp chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên. Như vậy, nếu vào 1 thời điểm nhất định, khi người lao động có nhu cầu nghỉ phép nhiều, doanh nghiệp sẽ phải hạch toán 1 lần chi phí này, dẫn đến chi phí tăng đột biến, dễ gây biến động về giá thành sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp trong thời gian tới cần nghiên cứu để có thể hạch toán việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động, sử dụng tài khoản 335.
- Nhiều khoản chi phí chưa thể phân bổ hết vào 1 kỳ, nhưng doanh nghiệp lại không hạch toán vào TK 142 hoặc 242. Điều này dễ gây biến động đến việc tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu để sử dụng TK 142 và 242. Nhằm hạch toán chính xác hơn giá thành sản phẩm.
- Đối 1 số sản phẩm, doanh nghiệp chưa hạch toán vào tài khoản chi tiết tài khoản 152. Vì vậy chưa phản ánh chính xác nguyên vật liệu chính tạo nên sản phẩm. Để giúp cho công tác hạch toán nguyên vật liệu được chính xác hơn, doanh nghiệp có thể nghiên cứu để mở tài khoản chi tiết cho TK 152.
- Việc hạch toán công cụ dụng cụ ở đơn vị cũng có điểm chưa hợp lý, đó là một số loại công cụ dụng cụ có thể sử dụng được nhiều lần, nhưng doanh nghiệp lại kết chuyển 1 lần vào chi phí sản xuất chung. Điều này làm tăng giá thành sản phẩm trong kỳ. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét một số loại công cụ dụng cụ để phân bổ hợp lý hơn.
- Mặc dù là 1 doanh nghiệp lớn, có quan hệ với nhiều đối tác, trong đó có nhiều đối tác nước ngoài, nhưng doanh nghiệp hiện nay cũng chưa thực hiện trích lập các khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
phải thu khó đòi, dự phòng tài chính. Vì vậy, để thực hiện tốt nguyên tắc thận trọng, đơn vị nên tiến hành trích lập 1 số khoản dự phòng( bằng việc mở thêm các tài khoản 139.159. 415….)
- Vì doanh nghiệp chưa thực hiện chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Do đó trong thời gian tới, doanh nghiệp có thể nghiên cứu để hạch toán 2 khoản chiết khấu này, thông qua việc hạch toán vào 2 tài khoản 531.532.
- Về các khoản trích theo lương cho người lao động, hiện nay VPIC1 chưa thực hiện trích kinh phí công đoàn cho người lao động. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu để thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn, hạch toán vào TK 338.2
3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán : không 3.2.4. Kiến nghị về báo cáo kế toán: không 3.2.5, Một số kiến nghị khác:
- Thứ nhất, doanh nghiệp nên đa dạng hoá các hình thức xuất hàng( như tại kho, không qua kho…) để giảm bớt chi phí bảo vệ, kho bảo quản, kiểm tra số lượng hàng hoá nhiều lần.
- Thứ hai, doanh nghiệp nên đa dạng hoá các hình thức thanh toán để thuận tiện trong thanh toán, giúp thu hồi vốn nhanh, giảm rủi ro trong thanh toán. - Thứ ba, doanh nghiệp nên mở rộng mạng lưới bán hàng, mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro về thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Thứ tư, với số lượng và chủng loại sản phẩm sản xuất ra rất phong phú và đa dạng, doanh nghiệp cần nghiên cứu để có các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, quản lý tốt doanh thu, hạch toán chính xác và hợp lý việc xác định kết quả tiêu thụ. Nhằm góp phần ổn định giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Thứ năm, phòng kế toán của đơn vị cần nghiên cứu để bố trí lao động phù hợp. Tránh lãng phí sức lao động và kết hợp làm việc theo nhóm, nhằm giải quyết công việc chung một cách nhanh chóng, giảm ùn tắc chứng từ vào cuối tháng, cuối quý.
KẾT LUẬN
Trước xu thế mới trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Nhưng, như 1 sự đấu tranh sinh tồn, chính trong môi trường ấy đã giúp các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân có những sự đổi mới để tồn tại và phát triển.
Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ là 1 nhiệm vụ cấp thiết đối với hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như đối với công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 nói riêng. Hoàn thiện quá trình này giúp cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động hạch toán chi phí, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của mình có hiệu quả hơn, đảm bảo doanh thu bù đắp đủ cho chi phí và có lãi, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Do thời gian thực tập chưa nhiều, các vấn đề đặt ra trong chuyên đề còn chưa khái quát hết những vấn đề hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại đơn vị. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
hoàn thiện của anh chị em cán bộ trong công ty cùng các thầy cô giáo để tôi có thể có cái nhìn sâu sắc về hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ và vận dụng tốt các nghiệp vụ trong quá trình công tác sau này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của của ban lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là anh chị em trong phòng kế toán và thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang – khoa Kế toán trường Đại học kinh tế quốc dân đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.