Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội- CPA Hanoi.doc (Trang 71 - 75)

Nam

- Báo cáo kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 700, tồn tại 4 dạng nhận xét trên báo cáo kiểm toán, bao gồm:

+ Dạng nhận xét chấp nhận toàn bộ + Dạng nhận xét ngoại trừ

+ Dạng nhận xét trái ngợc + Dạng từ chối bày tỏ ý kiến

Tuy nhiên, theo xu hớng Quốc tế và dự thảo bổ sung, điều chỉnh chuẩn mực kiểm toán Quốc tế thì chỉ tồn tại 2 dạng nhận xét trong báo cáo kiểm toán. Đó là:

+ Dạng nhận xét chấp nhận toàn bộ

+ Dạng nhận xét không chấp nhận toàn bộ

Trong dạng nhận xét không chấp nhận toàn bộ lại bao gồm: + Dạng nhận xét ngoại trừ

+ Dạng nhận xét trái ngợc + Dạng từ chối bày tỏ ý kiến

Xét về bản chất, sự phân loại về các dạng nhận xét trong báo cáo kiểm toán không có sự khác biệt. Tuy nhiên, xét về t duy lôzích, lại có sự khác biệt.

Sự phân loại của dự thảo bổ sung, điều chỉnh chuẩn mực kiểm toán Quốc tế ở một t duy cao hơn. Các báo cáo kiểm toán ở dạng nhận xét thứ ( dạng nhận xét không chấp nhận toàn ) chứa đựng một sự cảnh báo đối với ngời đọc, phải xem xét lại độ tin cậy của các thông tin tài chính trớc khi đa ra các quyết định.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và Thế giới, hiện nay ngày càng có nhiều hãng kiểm toán Quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, Bộ Tài chính cũng nên xem xét để bổ sung,sửa đổi lại chuẩn mực kiểm toán cho phù hợp với xu hớng chungcủa Quốc tế.

- Ban hành chuẩn mực kiểm toán về tính liên tục hoạt động

Việc xem xét, đánh giá tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp không chỉ làcơ sở thiét lập kế hoạch kiểm toán và áp dụng các phơng pháp kiểm toán thích hợp mà còn đặc biệt quan trọng khi phát hành báo cáo kiểm toán. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 16 chuẩn mực kiểm toán Việt nam. Trong đó, có 6 chuẩn mực mới ban hành tháng 5 năm 2002. Tuy nhiên, vẫn cha có chuẩn mực về việc xem xét tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, Bộ Tài chính nên nhanh chóng xem xét và ban hành chuẩn mực này căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 570 nhằm nâng cao giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán.

- H

ớng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 16 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, cha có văn bản nào hớng dẫn thực hiện các chuẩn mực này. Do vậy, đã gây nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng chuẩn mực trong thực tế. Thiết nghĩ,Bộ Tài chính nên sớm ban hành một văn bản hớng hớng dẫn chuẩn mực.

Kết luận

Qua quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội, tuy thời gian ngắn nhng em đã có những hiểu biết nhất định về quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán cũng nh các công việc cụ thể trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán của công ty, những u điểm cũng nh những mặt còn tồn tại. Ban Giám đốc Công ty cùng toàn thể nhân viên rất năng đông, nhiệt tình với công việc, luôn có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty.

Trong luận văn tốt nghiệp này, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để soạn thảo nhng do hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đợc sự đánh giá, góp ý của thầy giáo hớng dẫn và Ban giám đốc Công ty để chuyên đề đợc hoàn thiện.

Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Vơng Đình Huệ, xin cảm ơn sự chỉ bảo hớng dẫn tận tình của Ban giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà

nội cũng nh toàn thể các anh chị ở phòng nghiệp vụ 2 đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tế và hoàn thành đề tài này.

Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2002

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội- CPA Hanoi.doc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w