NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội.docx (Trang 88 - 91)

- Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Đvt: đồng

5. Tính giá thành đơn vị sản phẩm.

NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI.

1.Những nhận xét chung về thực tế kế toán tại doanh nghiệp

1.1.Những thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp trong việc vận dụng chế độ kế toán hiện hành.

Tại công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội, chế độ kế toán áp dụng là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1177/TC/QĐ- TCKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ/BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính. Nhìn chung việc vận dụng chế độ kế toán đã được tổ chức một cách khá đầy đủ. Chế độ chứng từ kế toán, chế độ tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán và chế độ báo cáo kế toán đều đã đựoc doanh nghiệp vận dụng một cách phù hợp với thực tế doanh nghiệp mặc dù nó chưa hoàn toàn đầy đủ. Vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp cũng đã đem lại cho doanh nghiệp những thành tựu đáng kể trong thời gian đầu tổ chức công tác kế toán. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp vấn còn tồn tại một số vấn đề mà bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cần phải xem xét để có được hướng khắc phục cho phù hợp.

1.1.1. Việc vận dụng chế độ chứng từ kế toán.

Hệ thống chứng từ kế toán đang được áp dụng tại Công ty là khá đầy đủ. Doanh nghiệp đã sử dụng những chứng từ cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu hết đều đựơc chứng minh bằng các chứng từ kế toán. Tuy nhiên, trong việc vận dụng hệ

thống chứng từ kế toán tại doanh nghiệp vấn còn một số vướng mắc sau mà kế toán doanh nghiệp cần phải quan tâm khác phục.

Thứ nhất là việc vận dụng các chứng từ kế toán thuộc chỉ tiêu TSCĐ. Doanh nghiệp chưa sử dụng bất kỳ một chứng từ nào liên quan đến TSCĐ (ngoại trừ phiếu chi). TSCĐ tại doanh nghiệp có giá trị lớn so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhưng do doanh nghiệp không sử dụng chứng từ để quản lý TSCĐ nên có thể đánh giá việc quản lý TSCĐ tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ.

Thứ hai là việc áp dụng thẻ kho chưa đúng với phạm vi áp dụng. Thẻ kho đựơc lập cho từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của chúng. Nhưng hiện tại doanh nghiệp lại sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình sử dụng vật tư tại từng bộ phận sản xuất.

1.1.2. Việc vận dụng chế độ tài khoản kế toán.

Là một doanh nghiệp có qui mô chưa lớn, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày chưa nhiều và chưa phức tạp, doanh nghiệp đã có cho mình một hệ thống tài khoản kế toán một cách phù hợp nhất. Số lượng tài khoản cấp 1 sử dụng trong doanh nghiệp không nhiều, chỉ có 26 tài khoản (không tính các tài khoản ngoài bảng – loại 0) trên tổng số 44 tài khoản cấp 1. Còn hệ thống tài khoản cấp 2, cấp 3 cũng đã được kế toán doanh nghiệp lập cho phù hợp nhất với thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.

Với điều kiện là một doanh nghiệp sản xuất, kế toán doanh nghiệp đã chú trọng đến việc mở các tài khoản cấp 2, 3 cho tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (Là tài khoản dùng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh). Trong quan hệ với các đối tượng công nợ, doanh nghiệp có những nhà cung cấp, những khách hàng thường xuyên có giao dịch. Vì vậy việc mở các tài khoản chi tiết cho tài khoản 131, 331 là rất phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý công nợ.

1.1.3. Việc vận dụng hệ thống sổ sách kế toán trong doanh nghiệp.

Hệ thống sổ sách kế toán có vị trí rất quan trọng trong tổ chức công tác kế toán tại mỗi doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán thể hiện mức độ chặt chẽ, hiệu quả của công tác kế toán. Sổ sách kế toán của doanh nghiệp được tổ chức tốt thì công tác kế toán mới có hiệu quả. Để tổ chức hệ thống sổ sách kế toán có hiệu quả thì việc lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp là rất quan trọng. Và việc tổ chức ghi sổ sách kế toán phải được tổ chức một cách đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các sổ sách kế toán có liên quan.

Tại Công ty, kế toán áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung và có sử dụng các nhật ký đặc biệt. Kế toán của doanh nghiệp cũng đã tổ chức ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp và hệ thống sổ sách kế toán chi tiết một cách tốt nhất.

Sổ sách kế toán tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm sổ nhật ký chung, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, và sổ cái các tài khoản có liên quan. Các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày đều được phản ánh vào trong sổ kế toán tổng hợp.

Bên cạnh việc mở sổ kế toán tổng hợp thì việc mở các sổ kế toán chi tiết cũng hết sức quan trọng. Nó là căn cứ để theo dõi một cách chi tiết tình hình của doanh nghiệp. Kế toán tại Công ty cũng đã sử dụng một số sổ kế toán chi tiết cần thiết cho mình, nhằm quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên hệ thống sổ sách kế toán mà doanh nghiệp sử dụng cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin một cách chi tiết, đầy đủ. Do đó, việc quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ, và hiệu quả của công tác kế toán chưa cao.

1.1.4. Việc vận dụng chế độ báo cáo kế toán.

Báo cáo kế toán là những bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, qui mô, tình hình sử dụng và luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong kỳ kế

doanh. áp dụng theo qui định của Bộ Tài chính, kế toán tại Công ty cũng đã lập đầy đủ các báo cáo kế toán cuối kỳ kế toán để nộp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Kế toán doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính theo qui định chung và lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Nhìn chung việc áp dụng chế độ báo cáo kế toán tại doanh nghiệp đã được thực hiện tốt. Báo cáo quản trị được lập một cách phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, do hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán được tổ chức thực hiện chưa được hoàn toàn chặt chẽ, nên việc lập báo cáo kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Và các báo cáo kế toán chưa có sức thuyết phục cao, do căn cứ lập báo cáo không chắc chắn, không có đủ điều kiện để đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

Qua những nhận xét trên về thực trạng áp dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp, em thấy rằng bộ máy kế toán của doanh nghiệp cần phải được tổ chức thực hiện tốt hơn, tăng cường hoạt động hơn để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, kinh nghiệm chưa cao nên công tác kế toán chưa được hoàn thiện, còn gặp phải các sai xót là điều không thể tránh khỏi. Để có được những thành công như hiện nay, em thấy rằng bộ máy kế toán doanh nghiệp cũng đã cố gắng rất nhiều, và em cho rằng trong thời gian tới công tác kế toán tại doanh nghiệp sẽ được tổ chức có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội.docx (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w