III-/ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT 8/3.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vốn lưu động và công tác phân tích kinh tế nói chung tại công ty Dệt 83.docx (Trang 121 - 126)

2. Các khoản giảm trừ

III-/ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT 8/3.

và cho mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở cấp Công ty mà còn ở cả các xí nghiệp thành viên. Hơn nữa việc phân tích không chỉ dừng loại ở việc so sánh những chỉ tiêu sẵn có trên các báo cáo kế toán mà còn đi sâu vào kết cấu của số liệu để tính ra các chỉ tiêu cần thiết, rút ra những nhận xét và đánh giá đầy đủ về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một quý, từ đó nêu lên những giải pháp cho hướng phấn đấu của kỳ sau.

Việc phân tích như vậy là tương đối hoàn chỉnh, toàn diện nhưng chưa được thường xuyên nhất là đối với tình hình dự trữ, cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu. Việc phân tích khoản mục này chưa được chú trọng. Việc đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nên thường xuyên và định kỳ phân tích tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời nêu lên những ưu nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở doanh nghiệp.

III-/ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT 8/3. CÔNG TY DỆT 8/3.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp nhằm giảm số lượng vốn và rút ngắn thời gian vốn nằm ở khâu: dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể bao gồm các biện pháp sau:

1-/ Đối với khâu dự trữ.

- Xây dựng định mức dự trữ vật tư hợp lý, vừa bảo đảm kịp thời cho sản xuất, vừa không gây ứ đọng vốn lưu động. Đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng với người bán, đồng thời để tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Công ty nên tổ chức mua vật tư nhiều lần, mỗi lần với số lượng vừa phải nhằm làm cho số lượng vật tư tồn kho giảm đi, có điều kiện đầu tư vốn vào mục đích khác.

- Tổ chức công tác bốc dỡ, kiểm nhận vật liệu để tránh số lượng nhập kho và trên hoá đơn khác nhau hoặc chất lượng vật liệu nhập kho không đạt yêu cầu. Định kỳ tiến hành kiểm kê kho, đánh giá lại toàn bộ vật tư, đối chiếu số liệu giữa kế toán và thủ kho. Cần xử lý nghiêm minh các trường hợp hao hụt ngoài định mức bằng cách quy trách nhiệm cụ thể cho từng người và từng cá nhân có liên quan. Đối với vật tư ứ đọng lâu năm, chất lượng kém, Công ty cần phải tiến hành bán ngay, có thể bán với giá thấp để thu hồi vốn và giải phóng kho tàng.

- Ngoài ra, Công ty cũng nên nghiên cứu để thay thế các nguyên vật liệu nhập ngoại như bông, sợi... đắt tiền bằng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước. Bởi vì giá cả nguyên vật liệu trong nước rẻ hơn, chi phí mua ít hơn, hơn nữa nó còn góp phần làm cho các ngành kinh tế khác trong nước phát triển. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào để không ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

2-/ Đối với khâu sản xuất.

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu bằng cách: Xây dựng định mức tiêu hao vật liệu cho từng loại sản phẩm cụ thể. Trên cơ sở đó mới có căn cứ để cấp phát nguyên vật liệu hợp lý cho từng xí nghiệp.

Công ty nên đổi mới toàn bộ hệ thống máy móc, xây dựng quy trình công nghệ mới, có như vậy Công ty mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Nhưng một vấn đề đặt ra là vốn của công ty rất hạn hẹp. Do vậy, Công ty nên từng bước đổi mới, kêu gọi đầu tư nước ngoài và tham gia liên doanh để có thêm vốn đầu tư.

Đối với TSCĐ đã hết thời gian sử dụng hoặc khấu hao hết, khả năng hoạt động kém, Công ty nên tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán ngay. Công ty cũng nên đưa ra những hình thức khuyến khích xứng đáng đối với các sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật, công nghệ mà rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc giảm được các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Bố trí lại lao động, sử dụng hợp lý nguồn lao động. Hiện nay, tuy đã giảm được biên chế khá nhiều nhưng trong Công ty lực lượng lao động vẫn dư thừa, cần giảm biên chế các nhân viên không trực tiếp sản xuất, sắp xếp lại lao động trên cơ sở phân loại. Đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi dây chuyền sản xuất, bố trí những người có bằng cấp và tay nghề thực sự vào đúng vị trí của họ. Cần đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Công ty cũng nên quy định chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với những người hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ... có như vậy mới khuyến khích và tận dụng được tối đa thời gian lao động theo quy định, mặt khác phải đảm bảo trả thù lao thích đáng với kết quả lao động của mỗi người.

3-/ Đối với khâu lưu thông.

- Công ty nên áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để mở rộng thị trường tiêu thụ như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tham gia triển lãm,...

- Phải giữ chữ tín với khách hàng, chấp hành tốt hợp đồng tiêu thụ, có như vậy mới đảm bảo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Qua các hội nghị với khách hàng, Công ty nên tiếp thu những ý kiến từ phía khách hàng. Đối với những khách hàng nợ với khối lượng tiền lớn và thời gian dài, Công ty phải tìm mọi cách đòi nợ, thu hồi vốn không để vốn bị chiếm dụng quá lâu.

- Đối với những khoản nợ không thể đòi được, Công ty phải xử lý ngay để bảo toàn vốn. Trong điều kiện có lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích tích luỹ, Công ty phải để giành số lợi nhuận để bù đắp cho số vốn lưu động bị hao hụt vì lạm phát.

Trên đây là một số kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8/3. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận cơ bản kết hợp với thực tế ở Công ty Dệt 8/3. Mong rằng những ý kiến đó phần nào giúp được Công ty khắc phục được những vấn đề còn tồn tại để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán

nguyên vật liệu và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3.

KẾT LUẬN

Vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, tổ chức kế toán vật liệu là một nhu cầu tất yếu của công tác quản lý, sử dụng và quản lý vật liệu một cách hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt 8/3, một Công ty có quy mô lớn và bề dày lịch sử đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường vào thực tế. Song công tác quản lý và hạch toán vật liệu là một lĩnh vực khá rộng, do điều kiện thời gian nghiên cứu và hiểu biết có hạn nên bài viết này chỉ nghiên cứu được một số vấn đề. Tuy nhiên, em đã cố gắng phản ánh đầy đủ, trung thực những ưu điểm, cố gắng của Công ty đồng thời cũng nêu ra một số ý kiến kiến nghị nhằm góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu. Em mong muốn nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt 8/3, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của các cô chú trong phòng Kế toán - tài chính, đồng thời được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Phương đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vốn lưu động và công tác phân tích kinh tế nói chung tại công ty Dệt 83.docx (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w