Hạch toán sản phẩm hỏng:
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu quy cách kỹ thuật đặt ra. Tuỳ theo mức độ hư hỏng được chia ra làm hai loại:
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.
+ Sản phẩm hỏng trong định mức: giá trị thiệt hại bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được trừ đi giá trị thu hồi (nếu có). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm.
+ Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến, không được chấp nhận nên giá trị thiệt hại của những sản phẩm này
phải được theo dõi riêng. Đồng thời, xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý.
Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như 154,627,1421,1381… (Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức).
* Phương pháp hạch toán.
- Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: + Tập hợp chi phí sửa chữa.
Nợ TK 1421: (Chi tiết sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được) Có TK 152,334,338,214,111,112…
+ Phản ánh các khoản phế liệu thu hồi hoặc bồi thường của người phạm lỗi: Nợ TK 152,334,1388…
Có TK 1421: Chi tiết sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. Xử lý phần thiệt hại thực về sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
Nợ TK 627 phần tính vào chi phí sản xuất. Nợ TK 821 phần đưa vào chi phí bất thường.
Có TK 1421: Chi tiết sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. - Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
+ Phản ánh giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Nợ TK 1381 chi tiết sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Có TK 154,155,157,632.
+ Phản ánh xử lý thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Nợ TK 152,111,112: Phế liệu thu hồi.
Nợ TK 1388,334: Cá nhân bồi thường. Nợ TK 627: Phần tính vào chi phí sản xuất. Nợ TK 821: Phần tính vào chi phí bất thường.
Có TK 1381: Thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
Thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất đột ngột, bất thường như mất điện, máy hỏng, thiên tai dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu…
* Phương pháp hạch toán:
+ Tập hợp các khoản chi phí bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất đột xuất. Nợ TK 1421: Chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất đột xuất.
Có TK334,338,214,152,111,112… + Phản ánh kết quả xử lý.
Nợ TK 1388,334: Cá nhân bồi thường. Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất. Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường.
Có TK 1421: Thiệt hại ngừng sản xuất đột xuất.