III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường
4. ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước.
doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước.
Sự phát triển của nền sản xuất, của những doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và nếu như sản xuất kém phát triển, không thể sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao thì nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng lên, do đó ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu.
Ngược lại sự phát triển của nền sản xuất ở nước ngoài làm tăng khả năng của sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm mới, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu, hiện đại, do vậy thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên không phải là lúc nào sản xuất ở trong nước phát triển thì hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp mà nhiều khi để tranh sự độc
quyền, tạo ra sự cạnh tranh hoạt động nhập khẩu lại được khuyến khích phát triển. Trái lại để bảo vệ sản xuất trong nước khi nền sản xuất nước ngoài phát triển thì hoạt động nhập khẩu có thể bị thu hẹp và kiểm soát chặt chẽ.
Cũng như sản xuất, sự phát triển của hoạt động thương mại trong và ngoài nước của các doanh nghiệp thương mại quyết định đến sự chu chuyển, lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế hay giữa các nền kinh tế các nước khác, bởi vậy tạo thuận lợi cho đẩy nhanh công tác nhập khẩu. Mặt khác, do chủ thể của hoạt động nhập khẩu chính là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên sự phát triển của những doanh nghiệp này đồng nghĩa với sự thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Trong một nước mà các doanh nghiệp không được tự do phát triển, bị sự can thiệp quá sâu của Nhà nước thì hoạt động nhập khẩu cũng không thể phát huy được, không thể vươn mạnh ra nước ngoài tạo ra sự tụt hậu của nền kinh tế.