Hình thức tổ chức kế toán áp dụng tại Công tyTNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA

Một phần của tài liệu Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa.docx (Trang 32 - 36)

VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA

Do công ty tổ chức bộ máy kinh tế theo hình thức tập trung. Để phù hợp, Công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật kí chung.

Hình thức kế toán Nhật ký chung là hình thức phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào 1 quyển sổ gọi là sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung lấy số liệu ghi vào Sổ Cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký chung được chuyển vào Sổ Cái ít nhất cho 2 tài khoản có liên quan. Đối với cá đối tượng có số nghiệp vụ phát sinh nhiều, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái kế toán có thể mở các sổ Nhật ký chuyên dùng để ghi các nhiệm vụ liên quan đến các đối tượng đó.

Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau:

- Nhật ký chung: Bảo quản chứng từ bằng cách ghi chép các nhiệu vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, định khoản kế toán là căn cứ ghi Sổ Cái.

- Sổ Cái: Trên Sổ Cái mỗi tài khoản được phản ánh trên một hoặc một số trang sổ. Số liệu của sổ cái dùng để ghi vào Bảng cân đối số phát sinh và Bảng cân đối kế toán.

- Các sổ chi tiết : Dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kinh tế riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp không phản ánh được hết.

Trình tự và phương pháp ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:Sơ đồ 9: Sơ

đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ gốc

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ hạch toán chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo kế toán

(1) (1) (2) (3) (5) (6) (7) (8)

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiều

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ được dùng làm căn cứ ghi sổ, Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, hạch toán chi tiết.

- Chứng từ liên quan đến thu – chi tiền được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt rồi từ đó ghi vào Sổ Cái.

- Cuối tháng kiểm tra số liệu giữa Sổ Cái với Bảng tổng hợp chi tiết, Sổ Cái với Bảng cân đối số phát sinh, sổ hạch toán chi tiết với Bảng tổng hợp chi tiết, giữa Bảng cân đối kế toán với Bảng tổng hợp chi tiết, Bảng cân đối phát sinh.

Căn cứ vào Bảng nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, Bảng tổng hợp, chi tiết bảng cân đối số phát sinh để lập Báo cáo Tài chính.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm phải tổng hợp số liệu, khoá số và sổ chi tiết, rồi lập các Bảng tổng hợp chi tiết.

Sau khi đã đã kiểm tra đối chiếu số liệu ghi sổ trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết, được dùng để lập các Báo cáo kế toán.

Lập bảng chứng từ gốc để chứng minh tính hợp pháp về sự hình thành và tình hình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, phân loại xử lý kịp thời và luân chuyển chứng từ đúng tuyến để cung cấp thông tin quản lý. Mở sổ sách cần thiết để ghi chép theo dõi và tổng hợp tình hình huy động và sử dụng các loại tài sản phù hợp với đặc điểm vận động của từng giai đoạn sản xuất kinh doanh.

Lập Báo cáo để tổng hợp cân đối tình hình tài sản của Công ty sau từng kỳ hoạt động và và tính kết quả lãi lỗ và thực hiện nghĩa vụ của Công ty trong phân phối thu nhập.

Việc ghi số kế toán được thực hiện trên chứng từ kế toán máy, hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán nhập số liệu vào máy, công việc thuộc trách nhiệm kế toán nào thì kế toán đó phải trực tiếp và kiểm tra số liệu đã nhập vào máy cuối tháng, cuối quý tiến hành kết chuyển phân bổ và lập số liệu Báo cáo kế toán.

Các ngành nghề chính của công ty là xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông vận tải, nhà ở… lắp đặt các thiết bị điện nước và trang thiết bị nội thất, sử dụng cấu kiện bê tông đúc trước.

Sự phát triển và trưởng thành lớn mạnh của công ty trong nhiều năm qua không chỉ nằm riêng trong nội tỉnh, mà rất nhiều các công trình của công ty đã xây dựng trên toàn quốc như: Hà Nội, Lạng Sơn, TP.HCM…

Khi đất nước đổi mới đi lên, khi nền kinh tế đất nước chuyển mình từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường vào những năm đầu của thập kỷ 90. Công ty TNHH một thành viên ụât Liệu Chịu Lửa cũng từng bước chuyển mình để bắt kịp cơ chế mới. Công ty đã sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế nhà nước, quản lý hành chính gián tiếp có bộ máy quản lý gọn nhẹ,năng động.Công ty đã chuyển mạnh sang thị trường xây dựng và kinh doanh nhà ở. Thời điểm năm 1995 doanh thu của công ty là 20.6 tỷ đồng, nộp ngân sách 0.814 tỷ đồng. Cùng với việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, chăm lo tới việc đào tạo nâng cao tay nghề trình độ cho toàn thể CB - CNV trong công ty. Chính vì thế mọi công trình do công ty xây dựng luôn đảm bảo mọi yêu cầu về chất lượng và uy thế của công ty trên thị trường không ngừng được củng cố và nâng cao.

Đứng trước nền kinh tế phát triển không ngừng, sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Trước sự thay đổi về môi trường cơ chế, công ty đã gặp phải không ít khó khăn như: sự lạc hậuvề máy móc thiết bị trình độ của CB - CNV

chưa cao, bộ máy còn nặng tư tưởng quan liêu…Song với tinh thần dám nghĩ, dám làm công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Từ năm 2004 đến năm 2007 công ty đã ký 42 hợp đồng, bàn giao đưa vào sử dụng 22 công trình và hạng mục công trình với tổng các hạng mục công trình lên tới 30 tỷ đồng, 20 công trình còn lại được bàn giao cho năm sau với gia trị 17.1 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa.docx (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w