Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh.

Một phần của tài liệu Các màn phù phép trong Báo cáo tài chính-thủ thuật trong kế toán.doc (Trang 78 - 81)

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.

b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh.

* TSCĐ vô hình mua ngoài dùng cho hoạt động HCSN. - Khi mua TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan, ghi Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 111, 112 – Cho mua trực tiếp

Có TK 461, 462 – Rút hạn mức kinh phí mua. Đồng thời ghi Có TK 008 hoặc 009

Nợ TK 661 – Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động) Nợ TK 662 – Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án)

Nợ TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

* Đối với TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD, hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua không có thuế, kế toán ghi.

Nợ TK 213 - (TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD) Nợ TK 3113 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 – (Tổng giá thanh toán)

- Nếu TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không chịu thuế hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua có thuế, kế toán ghi

Nợ TK 213 – Nguyên giá

Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán

- Với cả 2 trường hợp trên đều phải xác định nguồn vốn mua sắm để ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một qúa trình như: lập trình phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế… :

+ Tập hợp chi phí khi phát sinh Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Có TK 111, 112, 331, 312, 152…

+ Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tính toàn chính xác số chi phí thực tế đã chi để ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 241 – XDCB dở dang

+ Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ như các trường hợp đã nêu trên.

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình được định khoản tương tự như các định khoản giảm TSCĐ hữu hình.

………. Kế toán các nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định hữu hình

TCKT cập nhật: 15/08/2006

a. Tài khoản sử dụng:

TK 211 – Tài sản cố định hữu hình.

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá.

Kết cấu và nội dung TK 211.

Bên Nợ:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do được cấp phát, biếu, tăng…

- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do sửa chữa cải tạo, nâng cấp. - Tăng nguyên giá do đánh giá lại …

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do :

- Điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý. 1. Tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ.

2. Đánh gía lại, mất mát.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở đơn vị. TK 211 có các tài khoản cấp 2 sau:

TK 2112 – Nhà cửa vật kiến trúc TK 2113 – Máy móc thiết bị

TK 2114 – Phương tiện vận tải, truyền dài TK 2115 – Phương tiện quản lý

TK 2118 – Tài sản cố định khác.

TK 001 – Tài sản thuê ngoài.

TK này phản ánh giá trị của tất cả các loại TSCĐ, công cụ, dụng cụ, mà đơn vị đi thuê về để sử dụng, giá trị tài sản ghi vào TK 001 – là giá trị tài sản được hai bên thống nhất trong hợp đồng thuê TSCĐ.

Kết cấu và nội dung:

Bên Nợ: Giá trị TSCĐ thuê ngoài tăng trong kỳ

Số dư bên Nợ: Giá trị TSCĐ thuê ngoài hiện có

Một phần của tài liệu Các màn phù phép trong Báo cáo tài chính-thủ thuật trong kế toán.doc (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w