4 Nguyễn Xuân
BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘ
Tháng 05 năm 2006 Tài
khoản
Ghi Có TK334 Đối tượng sử dụng ghi nợ TK
TK334: Phải trả cho người lao động
TK 338
Lương chính Lương phụ Các khoản
khác
Cộng Có TK334
622 Chi phí nhân công sản xuất chính 1.00.336.693 65.627.955
Trong đó: sửa chữa
627 Chi phí sản xuất chung 167.222.782 10.937.992
642 Chi phí văn phòng 349.647.635 22.870.348 111 Thu BHXH 1.102.300 Cộng 1.520.207.110 99.936.295 Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 5 năm 2006 Kế toán lương (Đã ký)
II. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cần thiết theo yêu cầu của mục đích sử dụng của con người: nguyên vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể của sản phẩm, nó chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm.
- Nguyên liệu vật liệu chính: là các loại nguyên liệu vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm như: Thép lá Silic R35 - 0,5; Thép C45 φ20; Dây điện từ 0,12 ÷ φ 0,6; Sơn Cẩm Thạch Akit; Dây Molip đen; Nhựa PELD; Vòng bi 6203; Mũi khoan; Tarô M6; Dây thép đen φ1.
- Nguyên liệu vật liệu phụ: là những loại NLVL khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể sản phẩm, nhưng có vai trò nhất định cần thiế cho quá trình sản xuất. Như: ống thép mạ φ 15 x 221; ống ty quạt; Thép gió φ63;…
+ Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn để qui định thành TSCĐ. Ngoài ra, những tư liệu không có tính bền vững như đồ dùng bằng sành sứ, thuỷ tinh, giầy dép… dù thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn để qui định thành TSCĐ nhưng vẫn coi là công cụ dụng cụ: Dao phay, bàn ren, taro, thùng gỗ, xô, các dụng cụ làm bằng sành sứ, thuỷ tinh, quần áo bảo hộ.
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống nhất với nhiệm vụ sản xuất ra các loại quạt điện, ngoài ra công ty còn sản xuất thêm các loại động cơ 3 pha, máy bơm nước, và các loại chấn lưu đèn ống,… Do đó để đạt được, hoạch toán tình hình nhập xuất vật liệu công cụ, dụng cụ thì nhiệm vụ kế toán là ghi chép, tính toán phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình thu mua dự trữ và tiêu hao vật liệu. Thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa lãng phí vật liệu.
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống nhất áp dụng:
+ Phương pháp tính giá nhập NLVL-CCDC: Theo giá thực tế
+ Phương pháp tính giá xuất NLVL-CCDC: Théo giá bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán NLVL: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Theo phương pháp thẻ song song.
1. Kế toán vật liệu công cụ, dụng cụ
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống nhất theo dõi nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Với phương pháp này việc hạch toán chi tiết vật liệu công cụ, dụng cụ được tiến hành ở kho và trên phòng kế toán của đơn vị, trong đó ở kho theo dõi cả mặt khối lượng và giá trị.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp ghi sổ tổng hợp là phương pháp nhật ký chứng từ. Việc lựa chọn này rất phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Công ty thực hiện kế toán thủ công và yêu cầu quản lý đối với một doanh nghiệp Nhà nước là tương đối cao. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ trong kế toán NLVL - CCDC:
Hình 6: Qui trình hạch toán VL-CCDC Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 5, số 6 Bảng kê số 3 Bảng phân bổ VLCCDC Bảng kê số 4, số 5, số 6 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ chi tiết TK152,153 Sổ Cái TK152, 153 Bảng tổng hợp chi tiết (N-X-T)
Báo cáo kế toán Các chứng từ gốc: - Hoá đơn GTGT
- Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - …..
(Bảng tổng hợp chứng từ gốc)
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2. Kế toán nhập xuất vật liệu - CCDC 2.1. Kế toán nhập vật liệu - CCDC
NVL - CCDC sử dụng trong sản xuất của Công ty chủ yếu là mua ngoài hoặc tự chế biến thuê ngoài gia công chế biến. Kế toán NVL - CCDC sử dụng "phiếu nhập" để theo dõi tình hình nhập NLVL-CCDC. Thông qua hợp đồng mua bán do giám đốc duyệt. Vật liệu mua về trước khi nhập kho viết phiếu nhập kho.
- Phiếu nhập kho: là chứng từ phản ánh lượng vật tư thực nhập qua kho trước khi xuất dùng.
Bao gồm có 3 liên trong đó có 1 liên lưu lại quyển:
NLVL - CCDC mua về nếu có phiếu báo kiểm tra chất lượng vật tư - bán thành phẩm đầu vào thì sẽ được đưa về phòng KCS và phòng kỹ thuật để tiến hành kiểm tra chất lượng, qui cách và lập "Biên bản kiểm nghiệm vật tư" trước khi viết phiếu nhập kho.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư: là chứng từ chứng minh nghiệp vụ giao nhận vật tư giữa người cung cấp, người quản lý tài sản, bộ phận cung ứng về số lượng, chất lượng chủng loại vật tư.
Nếu vật tư không đạt tiêu chuẩn thì mới lập phiếu nhập. Trong đó có 2 liên còn lại, một liên giữ tại phòng kế hoạch, một liên sau khi thủ kho dùng làm căn cứ để ghi thẻ kho được chuyển về phòng kế toán để ghi sổ kế toán.
* Các chứng từ kế toán liên quan: - Hoá đơn GTGT
- Phiếu báo kiểm tra chất lượng vật tư - Biên bản kiểm nghiệm nhập kho - Phiếu chi để mua NLVL - CCDC - Phiếu nhập kho.
* Tiến hành thu nhập một số hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu nhập kho của một số thứ NLVL-CCDC sử dụng trong thực tế của Công ty điện cơ Thống Nhất.
Đối với vật tư mua ngoài nhất thiết phải có hoá đơn GTGT mẫu 01 hoặc hoá đơn mẫu 02, hoá đơn phải có dấu và ghi đầy đủ các chỉ tiêu qui định:
Nếu nguyên vật liệu nhập ko do mua ngoài ta có công thức: = +
VD: Phiếu nhập kho số 358 ngày 3/5/2006 nhập dây thép φ1,4 theo hoá đơn số 008020 ngày 1/5/2006 của Công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng, giá mua (chưa VAT 5%) là: 9.400.000đ chưa trả tiền người bán.
Biểu số 1: Hoá đơn GTGT
HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số:
Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 10 tháng 5 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Địa chỉ:
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống nhất
Đơn vị:
Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh Số TK: 710A-00053 NHCTH-HBT
Hình thức thanh toán: Trả chậm Mã số: 0100100499
ST T
Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Dây thép φ1,4 (t 5% VAT) Kg 2.140 4392,53 9.400.000 Thuế suất GTGT: 5% Cộng tiền hàng: 9.400.000 Tiền thuế GTGT: 470.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 9.870.000
Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu tám trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)