Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính với việc phântích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12.docx (Trang 61 - 100)

II. Báo cáo kế toán tài chính tài liệu chủ yếu sử dụng trong

d. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động

2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều mong muốn đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy, việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề phức tạp được công ty rất quan tâm. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của công ty phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu phù hợp sau:

Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho phép đánh giá các mặt hoạt động của công ty trên các chỉ tiêu doanh thu chi phí, lợi nhuận.

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu và doanh thu thuần đều có xu hướng gia tăng.

+ Doanh thu năm 2000 tăng 0,87% (tương ứng 34,26 tỷ đồng ), năm 2002 so với năm 2001 tăng 2,12% (tuơng đương 84,75 tỷ đồng ), hơn nữa các khoản giảm trừ của công ty qua hai năm 2001, 2002 đều = 0, điều đó cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây thể hiện chữ tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Điều này đã làm tốc độ doanh thu năm 2001 bằng năm 2002.

+ Về giá vốn hàng bán năm tốc độ tăng giá vốn hàng bán lần lượt là: 103,36%; 102,09% và tốc độ tăng lợi nhuận gộp là :114,32% ;102,9%. Điều đó cho thấy đây là xu hướng không tốt mặc dù tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2001 là khá cao 114,32% so với tốc độ tăng giá vốn 103,36% và tốc độ tăng doanh thu là 100,86% .Công ty cần có biện pháp tích cực hơn để duy trì tốc độ tăng lợi nhuận gộp như năm 2001 và nâng cao hơn nữa việc quản lý chi phí.

+ Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp công ty cần có biện pháp chính sách hợp lý để tiết kiện hơn.

Để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi tính các tỷ số để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh qua các tỷ suất chung

Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1.Lợi nhuận gộp 122.557 128.795 132.534 2. Chi phí 3.949.221 3.989.938 4.072.040 3.Doanh thu 3.986.710 3.993.386 4.078.144,2 4.LN gộp/DT 0,03 0,0322 0,0325 5.LN gộp/Chi phí 0,031 0,032 0,0325 6.Chi phí/DT 0,997 0,999 0,998

Qua bảng trên ta thấy, tỷ suất chi phí trên doanh thu là khá cao tuy nhiên đây cũng là cơ cấu khá hợp lý bởi công ty là đơn vị chuyên kinh doanh xăng dầu nên việc quay vòng tiền càng nhanh càng tốt. Mặc dù tỷ suất chi phí trên doanh thu là cao nhưng xét về hiệu quả thì lợi nhuận thu được là đáng kể so với tình hình kinh doanh chung của các công ty cùng ngành.

Nhìn chung, công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả mặc dù có nhiều biến động bởi giá cả xăng dầu thế giới lên xuống thất thường nhưng lợi nhuận sau thuế luôn dương.

+Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị

nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó được tính toán bằng các chỉ tiêu: Sức sản xuất của TSCĐ, sức sinh lời của TSCĐ.

Bảng số 15 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 Lương % Lượng % 1.Nguyên giá bình quân TSCĐ 204,790 221,430 276,600 16,640 108,120 55,170 124,9 2.Doanh thu thuần (tỷ đồng) 3959,120 3993,380 4078,140 34,260 100,860 84,750 102,12 3.LN gộp 122,557 128,795 132,534 6,238 105,080 3,739 102,90 4.Sức sản xuất của TSCĐ 19,330 18,030 14,740 -1,550 -3,290

5.Sức sinh lợi của TSCĐ

0,598 0,581 0,479 -0,017 -0,102

Về sức sản xuất của TSCĐ có xu hướng năm sau giảm so với năm

trước nhưng xét về chất lượng và quy mô thì sức sản xuất của TSCĐ là rất cao cụ thể: Năm 2000 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại 19,33 đồng doanh thu năm 2001 là 18,03 và năm 2002 là 14,74. Chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ đem lại cho công ty hiệu quả rất cao, công ty cần phát huy.

Về sức sinh lời của TSCĐ năm 2000 đạt 0,598 tức là 1 đồng nguyên

giá TSCĐ bình quân đem lại 0,598 đồng lợi nhuận. Có thể nói chỉ tiêu này của công ty khá cao bởi lẽ trang thiết bị và cơ sở vật chất của công ty khá hiện đại đáp ứng tốt với thị trường trong quá trình sản xuất kinh doanh xăng dầu .

+Để đánh giá chính xác hơn hiện trạng TSCĐ của công ty ta có thể xem

hệ số tính hao mòn của TSCĐ.

Bảng số 16 Bảng tính hệ số hao mòn của TSCĐ

đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

1.Nguyên giá TSCĐ 204,79 221,43 276,60

2.Nguyên giá máy móc thiết bị 135,37 136,42 143,81

3.Giá trị hao mòn TSCĐ(tỷ đồng ) 113,75 129,06 170,88

4.Giá trị hao mòn máy móc thiết bị (tỷ đồng ) 89,32 92,15 112,40

5.Hệ số hao mòn TSCĐ (3/1) 0,55 0,582 0,617

6.Hệ số hao mòn thiết bị (4/2) 0,659 0,675 0,781

Hệ số hao mòn TSCĐ của công ty tăng khá đều qua các năm chứng tỏ việc

đầu tư cho TSCĐ là theo kịp với tốc độ hao mòn của TSCĐ. Cụ thể, năm 2000 là 0,55; năm 2001 là 0,582 và năm 2002 là 0,617.

Trong TSCĐ của doanh nghiệp máy móc thiết bị luôn giữ vai trò quyết định cho việc bảo quản cung ứng hàng hoá cũng như đảm bảo chất lượng của hàng hoá, giữ uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Nhìn chung, hệ số hao mòn của thiét bị có sự thay đổi nhưng không đáng kể, có thể nói hệ số hao mòn của máy móc thiết bị là tương đối cao năm 2000 là 0,659, 2001 là 0,675, đến năm 2002 là 0,781. Qua đây, phần nào ta cũng thấy được sự đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành.

+ Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ

Để đánh giá hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ của công ty xăng dầu B12 ta dùng chỉ tiêu sưc sản suất, sức sinh lời của TSLĐ.

Bảng số 17 Bảng phân tích hiệu quả chung của TS

đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001

Lượng % Lượng

1.Doanh thu thuần 3959,126 3993,386 4078,140 34,260 100,86 84,750 102,12 2.TSLĐ bình quân 449,835 451,035 438,535 1,200 100,26 -12,500 97,20

3.Lãi gộp 122,557 128,795 132,534 6,238 105,08 3,739 102,90

4.Sức sản xuất TSLĐ(1/2)

8,800 8,850 9,290 0,050 0,440

5.Sức sinh lời của TSLĐ(3/2)

0,272 0,285 0,302 0,013 0,017

Qua bảng trên ta thấy sức sản xuất của TSLĐ qua ba năm đều tăng lên và đạt hiệu quả khá cao, tuy nhiên sức sinh lời TSLĐ còn chưa được cao là do tốc độ tăng doanh thu và tăng lãi gộp lớn hơn tốc độ TSLĐ bình quân. Cụ thể:

-Về sức sản xuất của TSLĐ.

Năm 2001 và 2002 tốc độ tăng doanh thu đạt 100,86% 100,12% lớn hơn tốc độ tăng TSLĐ bình quân đạt 100,26% và 97,2%.

-Về sức sinh lời của TSLĐ. Năm 2001, 2002 tốc độ tăng lợi nhuận gộp đạt 105,08% năm 2001 và 102,9% năm 2002 lớn hơn tốc độ tăng TSLĐ bình quân, xét về lợi nhuận có thể nói tuy TSLĐ có tăng, giảm song lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khá tốt.

- Phân tích luân chuyển của VLĐ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn. Chính vì vậy, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Xác định tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty Xăng dầu B12 ta dựa vào một số chỉ tiêu: Hệ số luân chuyển, thời

Phải nói thêm rằng, vốn lưu động có rất nhiều cách phân loại khác nhau để quản lý sử dụng vốn có hiệu quả. Riêng đối với công ty Xăng dầu B12, VLĐ là số vốn thuộc quyền sở hữu của công ty và vốn này được Tổng công ty cấp cho phần lớn bằng cách thanh toán chậm tiền hàng. Có thể nói với tỷ trọng VLĐ khá lớn trong tổng số vốn là một điều rất thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty, mặt khác việc sử dụng nó một cách có hiệu quả là điều không dễ. Cụ thể :

Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

1.Doanh thu thuần 3959,126 3993,386 4078,144

2.Thời kỳ phân tích(ngày) 360 360 360

3.VLĐ bình quân(tỷ đồng) 265,78 265,78 265,78

4.Số vòng quay VLĐ(1/3) 14,89 15,02 15,34

5.Thời gian luân chuyển 1 vòng vốn (2/4)

24,17 23,96 23,46

6.Hệ số đảm nhiệm VLĐ(3/1) 0,067 0,066 0,065

-Số vòng quay VLĐ của công ty chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên bởi cùng một mức VLĐ nhưng năm 2000 quay được 14,89 vòng vốn, năm 2001 là 15,02 vòng và năm 2002 là 15,34 vòng. Điều này cũng có nghĩa là cứ đầu tư bình quân một đồng VLĐ trong kỳ sẽ tạo ra lần lượt 14,89; 15,02; 15,34 đồng doanh thu thuần.

- Thời gian của một vòng luân chuyển :Phản ánh trung bình một vòng quay

năm 2000 hết 24,17 ngày con số này giảm xuống còn 23,96 ngày năm 2001 và 23,46 ngày năm 2002. Thời gian một vòng luân chuyển giảm là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sử dụng VLĐ đạt hiệu quả cao.

- Hệ số đảm nhiệmVLĐ giảm là dấu hiệu giúp chúng ta thấy được để có một

đồng luân chuyển thì cần mấy đồng VLĐ. Tại công ty hệ số đảm nhận VLĐ năm 2001 giảm so với năm 2000 là 0,001, năm 2002 giảm 0,001 so với năm 2001 chứng tỏ công ty đang dần tiết kiệm vốn qua các năm.

Số VLĐ tiết kiệm được =(M1 /360)*(K1-K0) -Trong đó : M:Tổng mức luân chuyển (Doanh thu thuần ).

K,K0:Thời gian luân chuyển năm sau và năm trước.

+Năm 2001: VLĐ tiết kiệm tương đối = (3993,386/360)*(24,17-23,96) =2,32 (tỷ đồng ).

+Năm 2002: VLĐ tiết kiệm tương đối = 4078,144/360 (23,96 – 23,46) =5,66 (tỷ đồng).

+.Phân tích khả năng sinh lời của vốn

Một trong những nội dung phân tich được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm là hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn ta tính và so sánh chỉ tiêu hệ số doanh lợi vốn

chủ sở hữu.

Bảng số 18 Bảng tính doanh lợi vốn chủ sở hữu

đơn vị:tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001

Lượng % Lượng %

1.Lợi nhuận trước thuế

7,611 9,240 7,174 1,629 121,40 2,066 77,6

2.Doanh thu thuần 3.959,126 3.993,386 4.078,144 34,260 100,86 84,758 102,12 3.Vốn chủ sở hữu 127,140 156,420 216,92 29,280 123,02 60,50 138,67 4.Tổng tài sản 665,680 438,120 653,830 -227,560 65,81 215,710 149,23 5.Hệ số sinh lời tài

sản(1/4) 0,01143 0,02109 0,01090 0,00966 184,51 -0,01019 51,68 6.Hệ số quay vòng VCSH (Vc =2/3) 31,140 25,530 18,80 -5,610 -6,73 7.Hệ số doanh lợi DTT(Dd =1/2) 0,0019 0,0023 0,0017 0,0004 -0,0006 8.Hệ số doanh lợi VCSH(Dc =1/3) 0,05986 0,05907 0,033072 -0,00079 -0,02599

Qua bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm. Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Hệ số doanh lợi vốn CSH = LN trước thuế /Vốn CSH

= (Doanh thu thuần /Vốn CSH )*(LN trước thuế /DTT) = Hệ số vòng quay của vốn CSH * Hệ số doanh lợi DTT Gọi hệ số doanh lợi vốn chủ sở: Dc

Hệ số vòng quay vốn CSH: Vc Hệ số doanh lợi DTT: Dd Dc = Vc *Dd.

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố .Hệ số quay vòng vốn CSH và hệ số doanh lợi doanh thu thuần. Từ thực tế, công ty Xăng dầu B-12 doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm 0,001 là do:

+ ảnh hưởng của nhân tố hệ số quay vòng vốn CSH: Dc(Vc)

Vc2001 Dd2000 –Vc2001*Dd2000 = (25,53* 0,0019)-(31,13 * 0,0019) =- 0,01049 + ảnh hưởng của nhân tố doanh lợi doanh thu thuần: Dc(Dd).

Vc2001*Dd2001 – Vc2001 *Dd2001

= 25,53 *0,0023 – 25,53 * 0,0019 = 0,0097 Dc =Dc(Vc)+Dc(Dd)

= -0,01049 + 0,0097 = - 0,00079

Như vậy, do số vòng quay vốn CSH năm 2001 giảm 5,61 vòng đã làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm - 0,01049 (tỷ đồng ). Tuy nhiên ,năm 2001 số lãi trên một đồng doanh thu thuần > năm 2000 là 0,0004. Tổng hợp hai nhân tố này đã làm cho doanh lợi vốn CSH giảm 0,00079 tỷ đồng.

Tương tự ta cũng có năm 2002 so với năm 2001 doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm -0,02599 cũng là do ảnh hưởng của hai nhân tố là số vòng quay vốn CSH và tăng doanh lợi DTT đã làm doanh lợi vốn CSH giảm .

Qua nhận xét trên giúp ta thấy được một điều là muốn tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty Xăng dầu B12 cần nâng cao hơn nữa tốc độ quay vòng của vốn CSH .

- Hệ số sinh lời của tài sản qua ba năm là chưa ổn định cụ thể: Năm 2000 là 0,01143; năm 2001 là 0,02109 đến năm 2002 lại giảm xuống 0,01090 điều đó cho thấy trong những năm qua công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay đem lại hiệu quả chưa đều, tuy nhiên việc tăng giảm này một phần cũng là do quy mô tài sản qua các năm được huy động còn phụ thuộc vào sự biến động chung của tình hình xăng dầu thế giới và sự chỉ đạo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong điều kiện kinh doanh bất thường. Có thể nói, với hệ số sinh lời của tài sản tuy chưa đều nhưng đạt được kết quả trên là cũng khá khả quan trong điều kiện kinh doanh hiện nay.

III. Một số nhận xét về báo cáo tài chính ,tình hình tài chính tại công ty

Xăng dầu B-12.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là khá khả quan. Mặc dù công ty luôn gặp khó khăn về chủ quan cũng như khách quan nhưng kết quả mà công ty đạt được là rất đáng khâm phục.

1.Về công tác lập báo cáo tài chính

Hằng năm, các báo cáo tài chính của công ty đều lập đúng thời hạn của Bộ tài chính để có thể trình duyệt Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để công ty lập báo cáo quyết toán tài chính giúp cho quá trình quản lý cũng như quá trình phân tích được thuận lợi. Hơn nữa, với đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh nghiệm, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố qaun trọng hàng đầu để việc lập báo cáo taì chính nhanh và chính xác. Việc công ty cập nhật số liệu trên mạng vi tính đã giúp giảm nhẹ rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu, nhất là khi quá trính kinh doanh của công ty đòi hỏi phải luôn cần cập nhật phục vụ nhanh chóng cho việc ra quyết định.

2.Về công tác quản lý tài chính

-Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ngay từ đầu năm công ty đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác điều động, có phương bơm

chuyển hàng hoá hợp lý đồng thời đa dạng hoá các phương thức bán hàng, tăng cường giữ vững thị trường, thực hiện tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Ngoài ra, công ty còn chỉ đạo thực hiện cơ chế khoán chi phí với các khoản chi có thể khoán được, nhất là hao hụt.

Công ty luôn tổ chức sắp xếp lại các vị trí, chức năng sao cho bộ máy được gọn nhẹ,có hiệu quả nhất.

Hằng năm, công ty luôn đầu tư thêm trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh của mình bằng công nghệ hiện đại.

- Quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá hiệu quả thể hiện lợi nhuận của các năm đếu đạt ở mức cao. Có được kết quả như vậy chính là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của công ty tạo được niềm tin đối với bạn hàng và sự giao phó của Tổng công ty.

- Quản lý công nợ cũng từng bước được quan tâm đúng mức, tích cực thu hồi công nợ cũ, không có nợ khó đòi phát sinh, luôn tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ cho kinh doanh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính với việc phântích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12.docx (Trang 61 - 100)