Ảnh hƣởng của thời gian nấu đến quá trình tách xenlulo theo phƣơng pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu tách ion pb2+ trong dung dịch nước bằng vật liêụ hấp phụ xenlulo chiết tách từ vỏ quả sầu riêng (Trang 31 - 35)

pháp kiềm

Cho vào cốc thủy tinh 10g vỏ quả sầu riêng đã đƣợc sấy khô, thêm nƣớc ngập vỏ, thêm vào 5 gam NaOH( đã khảo sát ở trên) và đặt trên bếp điều nhiệt ở 70oC trong t giờ ( t1,t2, t3, t4, t5, t6 )

Kết quả ảnh hƣởng của thời gian nấu đến % lignin bị loại đƣợc trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của thời gian nấu đến % lignin bị loại

Stt Thời gian nấu (giờ) % lignin bị loại

1 10 30.2 2 12 34.6 3 14 38.3 4 16 40.509 5 18 40.51 6 20 40.51

Ảnh hưởng của thời gian nấu đến % lignin bị loại

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 5 10 15 20 25

thời gian nấu ( giờ)

% l ign in bị l oạ i

Hình 3.2: Ảnh hưởng của thời gian nấu đến % lignin bị loại

Từ kết quả thu đƣợc ở bảng 3.2 và hình 3.2, ta thấy thời gian nấu là 16 giờ,

% ligim bị loại là rất cao, nếu tăng thêm thời gian thì % lignin bị loại tăng không đáng kể, nên chúng tôi chọn thời gian nấu tối ƣu là 16 giờ.

Có thể giải thích nhƣ sau : Khi tăng thời gian nấu thì phản ứng tách xenlulo diễn ra càng dễ, nhƣng khi tăng thời gian nấu cùng với môi trƣờng kiềm thì phản ứng ngƣng tụ lại diễn ra càng nhanh. Nên cũng tƣơng tự nhƣ trên, thời gian nấu 16 giờ đã gần đạt tới điểm cân bằng giữa phản ứng tách xenlulo và phản ứng ngƣng tụ lignin. Nên ở đây chúng tôi chọn thời gian nấu tối ƣu là 16 giờ.

3.1.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ nấu đến quá trình tách xenlulo theo phƣơng pháp kiềm

Cho vào cốc thủy tinh 10g vỏ quả sầu riêng đã đƣợc sấy khô, thêm nƣớc ngập vỏ, thêm vào 5 gam NaOH (khảo sát ở trên), nấu trong 16 giờ (khảo sát ở trên)và đặt trên bếp điều nhiệt ở nhiệt độ T (T1, T2, T3, T4, T5,T6 )

Kết quả ảnh hƣởng của nhiệt độ nấu đến % lignin bị loại đƣợc trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ nấu đến % lignin bị loại

Stt Nhiệt độ nấu (o C) % lignin bị loại 1 70 30.2 2 75 34.7 3 80 38.7 4 85 40.65 5 90 43.5 6 95 40.1

Hình 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ nấu đến % lignin bị loại

Từ kết quả thu đƣợc ở bảng 3.3 và hình 3.3, ta thấy nhiệt độ nấu là 90 O

C, % lignin bị loại là cao nhất, nên chúng tôi chọn nhiệt độ nấu tối ƣu là 90 OC.

Có thể giải thích nhƣ sau : Khi nhiệt độ tăng thì phản ứng tách xenlulo tăng đồng thời phản ứng ngƣng tụ xenlulo cũng tăng theo. Khi ta tăng nhiệt độ tới một

mức nào đó thì phản ứng ngƣng tụ lignin diễn ra mạnh mẽ hơn phản ứng tách xenlulo nên % lignin bị loại giảm.

Nhƣ vậy, khi nấu vỏ quả sầu riêng bằng phƣơng pháp kiềm với thời gian nấu 16giờ, lƣợng vỏ sầu riêng / lƣợng NaOH là 2, nhiệt độ nấu là 90oC thì % lignin bị loại là rất cao, tiết kiệm và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng.

Các yếu tố tối ƣu đƣợc sử dụng để nấu vỏ quả sầu riêng theo phƣơng pháp kiềm. Sau khi nấu theo phƣơng pháp kiềm, ta thu đƣợc xenlulo vỏ quả sầu riêng thô (còn lignin).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tách ion pb2+ trong dung dịch nước bằng vật liêụ hấp phụ xenlulo chiết tách từ vỏ quả sầu riêng (Trang 31 - 35)