Trong trường hợp có tranh chấp, toà án nào sẽ xét xử một hợp đồng xuyên quốc gia được thoả thuận bằng hệ thống điện tử?

Một phần của tài liệu 102 bí quyết thương mại điện tử (Trang 56)

- Các nhà cung ứng Các nhà cung ứng cần được thường xuyên thông báo về tình hình chở hàng, giao hàng,

42. Trong trường hợp có tranh chấp, toà án nào sẽ xét xử một hợp đồng xuyên quốc gia được thoả thuận bằng hệ thống điện tử?

bằng hệ thống điện tử?

Một vấn đề được đặt ra khi có tranh chấp là toà án quốc gia hay tổ chức trọng tài sẽ thụ lý vụ việc đó. Khi trong hợp đồng không có điều khoản về việc một toà án hoặc tổ chức trọng tài cụ thể nào sẽ thụ lý tranh chấp thì toà án quốc gia sẽ quyết định liệu họ có quyền xét xử vụ việc theo luật quốc gia của họ không. Do đó, cần nhấn mạnh rằng, để bảo đảm an toàn và khả năng xử lý những tình huống có thể xảy ra, bạn và đối tác của bạn cần ghi rõ trong hợp đồng là toà án nào hoặc tổ chức trọng tài nào sẽ giải quyết vụ việc khi tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, cần nói rằng hiệu lực của một điều khoản như vậy còn phụ thuộc vào luật quốc gia. Thí dụ ở Pháp, một điều khoản như vậy sẽ không có hiệu lực giữa các bên không phải là doanh nghiệp, trừ trường hợp hợp đồng đó mang tính quốc tế.

Một điều khác cần nhắc nhở trong vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng và các bên kinh doanh cần qui định rõ trong hợp đồng rằng luật nào sẽ được áp dụng khi tranh chấp xảy ra.

Trong kinh doanh quốc tế, việc áp dụng điều khoản trọng tài là một nhu cầu thực tế thường xảy ra vì nó tránh được việc khởi kiện bên toà án quốc gia và việc thực thi những qui định quốc gia về thủ tục xét xử, điều mà ít nhất là một trong hai bên không thành thạo. Hơn nữa, phương thức trọng tài và phương thức đã được quốc tế thừa nhận. Thí dụ công ước New York năm 1958 về việc thừa nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, đã được 120 nước phê chuẩn đã thừa nhận phán quyết trọng tài cũng có hiệu lực như phán quyết của toà án quốc gia.

Phương thức trọng tài có thể không phải là luôn luôn cần thiết ở những nước đã ký kết hiệp ước qui định toà án nào sẽ thụ lý vụ việc và thừa nhận phán quyết của toà án quốc gia. Thí dụ ở Châu Âu, công ước Bơrutxen ngày 27 tháng 9 năm 1968 và công ước Lugano ngày 16 tháng 9 năm 1988 qui định toà án có quyền thụ lý vụ việc là toà án ở nơi cư trú của bên bị kiện, hoặc toà án của nước mà hợp đồng thực hiện ở đó, hoặc toà án của nước bị thiệt hại, chủ đề của sự tranh chấp. Tuy nhiên, ở nhiều nước còn đồng ý với công dân của họ về quyền đưa tranh chấp ra toà án quốc gia của họ (trong trường hợp hợp đồng không qui định toà án hoặc tổ chức trọng tài nào sẽ xử lý vụ việc).

Cũng cần phải nói rằng, một dự thảo công ước về quyền phản xét và xét xử đối ngoại đối với các vụ việc dân sự và thương mại đã được hội nghị Hague về tư pháp quốc tế (Tháng 10/1999) nghiên cứu và một dự thảo qui chế Châu Âu ngày 14/7/1999 về quyền xét xử tranh chấp cũng đã được đệ trình bên Hội đồng Châu Âu.

Một phần của tài liệu 102 bí quyết thương mại điện tử (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)