Công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần cơ khí Vinh.doc (Trang 70 - 75)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Vinh

2.Công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu rực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, thường là 60 – 70%. Do đó việc tiết kiệm chi phí này cả trong khâu cung ứng và sử dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Để tiết kiệm hơn về khoản mục chi phí này công ty cần cải tiến công tác thu mua cho hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra kịp tiến độ mà chi phí thu mua nhỏ nhất. Đặc biệt là chống tham ô, tiêu cực trong thu mua vận chuyển, kiểm tra chặt chẽ việc xuất, nhập vật tư. Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sang tạo của cán bộ công nhân viên chức trong việc sử dụng tiết kiệm vật tư, cải tiến kỹ thuật, linh hoạt khai thác được loại vật liệu thay thế có hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu.

Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường vật tư để theo dõi , đối chiếu kiểm tra các hoá đơn do nhân viên cung ứng. Để làm được điều này công ty nên thiết lập mạnh lập mạng lưới nhà cung cấp ổn định thường xuyên đảm bảo đủ vật tư, đảm bảo cho tiến trình sản xuất.

Để theo dõi tình hình xuất kho và sử dụng vật tư sản phẩm sản xuất nhằm cung ứng còn xây dựng các định mức chi phí thì kế toán nguyên vật liệu hàng tháng nên lập các dự báo vật tư theo kế hoạch sản xuát theo mẫu sau:

BÁO CÁO DỰ BÁO VẬT TƯ THEO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KINH DOANH

Tháng…Quý…Năm Danh điểm Tên quy Đơn vị tính Nhu cầu Số thực tế Số cần nhập Kế hoạch Đã sử dụng Số chưa sử dụng Đơn vị: …………. Bộ phận: ………... Ngày…tháng… năm… Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận báo cáo (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên)

Hiện nay bên cạnh “ Phiếu xuất kho”, kế toán Công ty còn căn cứ vào “ Phiếu đề nghị lĩnh vật tư” (mẫu 2.1.3) của các tổ (đội) sản xuất làm căn cứ theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu tiêu hao. Đây là một cách làm nhanh và thuận tiện, bảo đảm nguyên vật liệu xuất kho kịp thời trong đó công tác kế toán ít bị bỏ sót.

Để khắc phục điều này ngoài việc sử dung “ giấy đề nghị lĩnh vật tư” theo em Công ty nên sử dụng “ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” (mẫu 3.1).

Như vậy căn cứ phiếu chi số 15 ở trên và tình hình sử dụng vật tư, số thép buộc còn lại tháng 12 sẽ được ghi vào “ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” Cụ thể như sau:

Mẫu 3.1: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Công ty cổ phần cơ khí Vinh

Phân xưởng sản xuất

PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ

Ngày 31 tháng 10 năm 2009 Bộ phận sử dụng: Phân xưởng sản xuất TT Tên,nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng 0 1

Thép buộc Kg 12 Xuất cho sản xuất

Phụ trách bộ phận

SVTH:Võ Thị Thoả 72

Mẫu số 04-VT (Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

Việc sử dụng “ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” có tác dụng theo dõi số lương vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư. Bên cạnh đó có thể xác định trách nhiệm về tính pháp lý của phiếu thông qua chữ ký của bộ phận sủ dụng. Như vậy, kế toán sẽ hạch toán được số chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng một cách chính xác hơn.

Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp.

Công ty nên khuyến khích để nâng cao năng suất lao động và tính sáng tạo của công nhân bằng chế độ khen thưởng, tăng lương để kích thích tinh thần hăng say làm việc của công nhân. Hàng năm nên tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề, các cuộc thi sang chế, cải tiến sản phẩm mới nhằm nâng cao tinh thần học tập, sang tạo của công nhân. Mặt khác công ty cần tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép để tránh tình trạng Công ty chi phí tiền lương một lần quá lớn. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép được tính theo công thức:

Mức trích trước hàng tháng theo kế hoạch =

Tiền lương chính thực tế phải trả cho công nhân sản xuất trong

tháng x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước =

Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch

năm của công nhân sản xuất x 100% Tổng số tiền lương chính phải trả theo kế hoạch

năm của công nhân sản xuất

Ví dụ:Trong tháng 12 công ty trích trước tiền lương nghỉ phép, biết tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất là 30.000.000. Biết tỷ lệ trích trước là 5%. Như vậy kế toán sẽ định khoản:

Nợ TK 622: 1.500.000

Có TK 335: 1.500.000

Khi lương nghỉ phép thực tế phát sinh: Nợ TK 335

Có TK 334 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần cơ khí Vinh.doc (Trang 70 - 75)