Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn.doc (Trang 79 - 80)

- Chứng từ sử dụng:

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.2 Những tồn tạ

Về hạch toán doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm:

Ngoài việc xuất bán hàng hóa, thành phẩm cho những khách hàng bên ngoài công ty, công ty còn xuất bán cho các cửa hàng thuộc nội bộ công ty (các Bakery) và xuất phiếu quà tặng đến các công nhân viên trong công ty nhưng kế toán không hạch toán vào tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều được hạch toán vào tài khoản 511 gồm 3 tài khoản cấp 2:

TK 5111 : Doanh thu bán hàng hóa TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm

TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ (phí thương hiệu)

Điều này tuy làm đơn giản hóa hệ thống tài khoản và giúp giảm bớt công việc của kế toán nhưng hạch toán như vậy là chưa đúng theo quy định của Bộ Tài Chính dù kết quả kinh doanh không thay đổi.

Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng:

Đa số khách hàng mua hàng ở công ty đều thanh toán theo hình thức gối đầu, khách hàng mua hàng lần này sẽ thanh toán cho hóa đơn lần trước hoặc khách hàng sẽ thanh toán tiền hàng khi nào quá hạn mức nợ công ty cho phép. Đối với những khách hàng chậm trả tiền hàng thì công ty chỉ gửi thư nhắc nhở hoặc ngưng cung cấp hàng đến khi nào khách hàng chấp nhận thanh toán, công ty có mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu nhưng lại không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Điều này gây khó khăn cho công ty.

Về hạch toán tận dụng phế liệu để giảm trừ chi phí:

Khi xuất nguyên vật liệu vào sản xuất, chi phí được tập hợp như sau: Nợ TK 621

Có TK 152

Sau quá trình sản xuất, công ty sẽ tận dụng những phế liệu còn sử dụng được để tiếp tục sản xuất hoặc đem bán như: vỏ bao bột mì, vỏ bao đường, thùng carton… để giảm trừ chi phí sản xuất. Phần thu này hiện được kế toán hạch toán như sau:

Có TK 627

Theo định khoản trên thì khi nguyên vật liệu xuất vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì phế liệu thu hồi được giảm trừ từ chi phí sản xuất chung. Hạch toán như vậy không giống theo quy định.

Về cách tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm:

Kế toán công ty sử dụng phương pháp tỷ lệ định mức để tính chi phí sản phẩm dở dang nhưng chỉ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp vào sản phẩm dở dang. Như vậy là tập hợp còn sót, chưa đầy đủ dẫn đến thành phẩm sản xuất trong kỳ phải luôn chịu tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, điều này làm giá thành sản phẩm bị cao hơn thực tế. Công ty cần tập hợp cả 3 loại chi phí này một cách chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn.doc (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w