Diễn giải Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Kế toán trưởng

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và Xác định kết quả Kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh.doc (Trang 33 - 47)

: Quan hệ trực tiếp

: Quan hệ đối chiếu,kiểm tra,cung cấp số liệu

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán

+ Kế toán trưởng

- Chức năng:

Tham mưu cho giám đốc công ty, quản lý công tác kế toán, thực hiện luật kế toán. Thực hiện kiểm tra và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán của công ty trước Giám đốc và các cơ quan Nhà nước.

- Nhiệm vụ:

Tổ chức bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên của phòng đảm bảo phù hợp với năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất, tránh trường hợp chồng chéo. Động viên, phát huy vai trò sáng tạo trong công việc, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc giao.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp và XĐKQ KD Kế toán tiền lương và giá thành sản phẩm Kế toán TSCĐ và vật liệu,công cụ dụng cụ Kế toán tiền mặt,TGNH và thanh toán Thủ quỹ

Chủ động đề xuất và tổng hợp các hợp kiến nghị đề xuất của nhân viên trong phòng để tham mưu cho giám đốc và các giải pháp để khuyến khích sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Lập kế hoạch tài chính giúp Giám đốc định hướng đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh của công ty. Cân đối nguồn vốn, thường xuyên báo cáo Giám đốc tình hình nguồn vốn khả dụng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Mở hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ theo đúng yêu cầu của Bộ Tài Chính. Thẩm hạch, chịu trách nhiệm báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng tháng , quý, năm.

Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Hàng tháng ký các biên bản xác nhận công nợ và có các biện pháp thu hồi vốn kịp thời. Báo cáo Giám đốc các công nợ quá hạn, khó đòi.

Chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả các khoản cho người lao động theo yêu cầu qui định của công ty và của Nhà nước.

Thường xuyên cập nhật các thông tin, văn bản, qui định liên quan đến lĩnh vực phụ trách, báo cáo kịp thời với Giám đốc. Đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên văn phòng.

+ Kế toán tổng hợp và Xác định kết quả kinh doanh:

- Chức năng:

Tổng hợp các sổ kế toán chi tiết, lên báo cáo tổng hợp hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo kịp thời các vướng mắc trong quá trình tập hợp số liệu từ các kế toán chi tiết.

Lập các báo cáo bán hàng hàng tháng, quý năm gứi kế toán trưởng kiểm tra.

Tham gia xây dựng kế hoạch vốn, tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

- Nhiệm vụ:

Hàng ngày tổng hợp số liệu để lên các báo cáo về tình hình nhập NVL, thành phẩm, bán hàng… lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ.

Cân đối số liệu thu chi cho công ty. Tiến hành lập các báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Kế toán tiền lương và giá thành sản phẩm:

- Chức năng:

Làm công tác kế toán giá thành, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT,KPCĐ)

- Nhiệm vụ:

Lập kế hoạch định mức chi phí sử dụng cho từng sản phẩm, cuối tháng, tổng hợp số lượng sản phẩm công nhân sản xuất để tính lương cho công nhân.

Tính lương và các khoản trích theo lương trình Giám đốc phê duyệt. Làm đơn giá lương sản phẩm cho phân xưởng sản xuất đúng hạn.

Căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương hạch toán chi tiết cho từng bộ phận sử. Phân bổ chi tiết NVL xuất dùng cho từng bộ phận, tổng hợp các chi phí liên quan lập các sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm để xác định đơn giá sản phẩm . Lập báo cáo giá thành cho sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kế toán Tài sản cố định, Vật liệu công cụ dụng cụ:

- Chức năng:

Theo dõi về tình hình TSCĐ, vật liệu công cụ dụng cụ của công ty. - Nhiệm vụ:

Mở sổ theo dõi chi tiết từng TSCĐ, mở thẻ chi tiết từng tài sản. Mở sổ chi tiết theo dõi NVL nhập, xuất, tồn kho.

Lập bảng phân bổ chi phí khấu hao cho từng kỳ quyết toán theo đúng qui định của Bộ Tài Chính trên cơ sở được Giám đốc và kế toán trưởng chấp thuận.

Hàng ngày cập nhật lệnh sản xuất, phiếu xuất kho NVL, bao bì theo lệnh sản xuất. Cuối ngày đối chiếu sổ chi tiết NVL, NVL với thẻ kho, ký xác nhận số tồn cuối ngày. Có biên bản đối chiếu cuối tháng.

Cuối năm kiểm kê TSCĐ lập báo cáo, đề xuất thanh lý các TSCĐ khi hết khấu hao mà không được sử dụng.

+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và thanh toán

- Chức năng:

Làm công tác kế toán thanh toán và kế toán ngân hàng. - Nhiệm vụ:

Lập phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi trên cơ sở chứng từ gốc đã được Giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt. Hết tháng đóng gói chứng từ đầy đủ để lưu giữ theo đúng qui định của Bộ Tài Chính

Hàng ngày phải đối chiếu sổ quỹ và sổ cái tiền mặt, ký biên bản kiểm kê quỹ và cuối ngày báo cáo số dư TGNH cho kế toán trưởng.

Theo dõi đối chiếu công nợ của từng khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Cùng với các nhân viên khác trong phòng kế toán tập hợp các chứng từ từ kho thành phẩm, chứng từ thu chi và chứng từ ngân hàng để tổng hợp công nợ phải thu toàn công ty chi tiết đến từng đối tượng khách hàng.

+ Thủ quỹ:

Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của Công ty tiến hành thu, chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ thu, chi lên cân đối rút số dư tiền mặt tồn đọng tại quỹ lập báo cáo.

Bảng 1.4

Bảng phân công lao động trong bộ máy kế toán

Stt Phần hành công việc Số lượng người chuyên mônTrình độ

1 Kế toán trưởng 01 CNKT

2 Kế toán tổng hợp và XĐKQKD 01 CNKT

3 Kế toán tiền lương và giá thành sản phẩm 01 CNKT 4 Kế toán tiền mặt,TGNH và Thanh toán 01 TCKT

5 Kế toán TSCĐ và vật liệu,CCDC 01 CNKT

6 Thủ quỹ 01 TCKT

1.6. Tổ chức công tác kế toán

1.6.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty

Công ty đã dựa vào Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và nghị định 128 của chính phủ hướng dẫn thực hiện kế toán. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành đến ngày 28/12/2005(Đợt 5) và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Đồng thời dựa vào đặc điểm tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty mà áp dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, báo cáo cho phù hợp

- Niên độ kế toán đang áp dụng: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng

- Hình thức kế toán công ty đang áp dụng: hình thức kế toán Máy do đơn vị tự thiết kế.

- Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức Chứng từ ghi sổ

thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền

- Công ty áp dụng phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng(GTGT): theo phương pháp khấu trừ.

1.6.2. Hình thức hạch toán kế toán của công ty.

Hình thức hạch toán kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính theo một chương trình phần mềm kế toán Excel do công ty tự tổ chức thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, đảm bảo có đầy đủ sổ sách kế toán kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản, các báo cáo được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ sách kế toán ghi thủ công, sau đó được lưu trữ theo quy định.

Hằng ngày nhận được các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra và phân loại chứng từ để làm căn cứ nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các mẫu bảng biểu sổ sách chứng từ đã được thiết kế sẵn theo quy định của Bộ tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiên qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Ghi chó:

Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng §èi chiÕu, kiÓm tra

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Chøng tõ kÕ to¸n Sæ quü Chøng tõ ghi sæ B¶ng tæng hîp kÕ to¸n chøng tõ cïng lo¹i Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Sæ c¸i Sæ ®¨ng ký chøng tõ ghi sæ B n g c © n ® è i s è p h ¸ t s i

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của tháng trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

1.6.3. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty

* Chế độ chứng từ :

Tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ của Luật kế toán bao gồm:

- Loại chứng từ tiền tệ: + Phiếu thu

+ Phiếu chi

+ Giấy đề nghị thanh toán + Giấy đề nghị tạm ứng… + UNT, UNC

+ Biên bản kiểm kê quỹ + Bảng kê thu tiền

+ Bảng kê chi tiền...

- Loại chứng từ về TSCĐ: + Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản kiểm kê TSCĐ

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ... - Loại chứng từ về hàng tồn kho:

+ Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho

+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm + Bảng kê mua hàng…

- Loại chứng từ về Lao động tiền lương + Bảng chấm công

+ Bảng thanh toán tiền lương + Giấy đi đường

+ Phiếu xác nhận Sản phẩm hoàn thành + Bảng phân bổ tiền lương.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Loại chứng từ về bán hàng: + Hoá đơn GTGT

+ Bảng kê thanh toán hàng đại lý +Báo cáo bán hàng

Ngoài ra Công ty còn sử dụng nhiều loại chứng từ khác có liên quan...

* Chế độ sổ sách

Công ty sử dụng các loại sổ sách bao gồm:

- Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái + Chứng từ ghi sổ: Để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản.

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Để ghi chép tổng hợp các chứng từ ghi sổ phát sinh theo trình tự thời gian.

+ Sổ cái tài khoản: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và phản ánh vào các tài khoản kế toán tổng hợp.

- Sổ kế toán chi tiết: Để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần phải theo dõi chi tiết.

* Chế độ tài khoản áp dụng

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh sử dụng các tài khoản được quy định trong Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hầu hết các tài khoản của công ty đều được chi tiết hóa để thuận tiện trong công tác theo dõi và hạch toán.

1.6.4. Chế độ báo cáo tài chính tại công ty

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC, kỳ kế toán là năm dương lịch được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm sau. Kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp, khoá sổ căn cứ vào các tài liệu kế toán do các kế toán phần hành cung cấp tiến hành lập và trình bày trên các BCTC. Báo cáo tài chính do nhà nước quy định đang sử dụng tại Công ty bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bên cạnh những báo cáo do nhà nước quy định Công ty còn xây dựng nhiều báo cáo quản trị để phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý, tổ chức nhằm đưa ra những quyết định, phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn như: Báo cáo sản xuất, báo cáo bán hàng, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu...vv

PHẦN 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỨC THỊNH

2.1. Đặc điểm về Thành phẩm tiêu thụ, phương thức tiêu thụ tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh

2.1.1. Đặc điểm Thành phẩm tiêu thụ.

Thành phẩm mà công ty sản xuất kinh doanh là các sản phẩm về Khóa và Bản lề khóa. Thành phẩm của công ty do công ty trực tiếp tự sản xuất sau đó đem bán và tiêu thụ cho các cửa hàng, đại lý và các công ty, đơn vị kinh doanh thương mại....với nhiều phương thức bán khác nhau.

2.1.2. Đặc điểm phương thức tiêu thụ.

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua tiêu thụ giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm được thực hiện, vốn của công ty khi xuất kho thành phẩm được chuyển từ hình thái hiện vật là hàng hóa sang hình thái giá trị là tiền tệ.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh sử dụng phương thức tiêu thụ thành phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. Theo phương thức này thì thành phẩm của công ty được xuất từ kho thành phẩm của công ty để bán cho bên mua. Phương thức này có hai hình thức:

+ Bán trực tiếp tại kho: Theo hình thức này công ty xuất thành phẩm tại kho giao trực tiếp cho bên mua hoặc bên mua uỷ nhiệm đến nhận hàng trực tiếp. Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT (Liên 2 giao cho khách hàng) do công ty lập. Thành phẩm được coi là tiêu thụ khi bên mua nhận hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng, chấp nhận thanh toán. Còn phương thức thanh toán

tiền hàng với bên mua tuỳ thuộc vào hợp đồng đã ký giữa hai bên.

+) Bán theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này công ty

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và Xác định kết quả Kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh.doc (Trang 33 - 47)