NHỚ NHỮNG GÌ BẠN VỪA ĐỌC

Một phần của tài liệu Tự luyện phương pháp đọc nhanh (Trang 43 - 44)

VỪA ĐỌC

Đọc lƣớt truyện, sách, báo... với một tốc độ nhanh thì tƣơng đối dễ dàng khi mục đích chính là đọc để giải trí chứ không phải để học tập. Nhƣng muốn trả lời đƣợc các câu hỏi, thấy và ghi nhận đƣợc các ý chính, nắm đƣợc sự sắp xếp lôgich của vấn đề, xác định nội dung và nhớ các chi tiết trong bài học thì cần phải phát triển những kỹ năng học tập, mà học tập thì khác với đọc để giải trí ở sự chuẩn bị, mục đích và phƣơng thức. Hơn nữa, các kiểu đọc - học khác nhau phải đƣợc thăm dò bằng nhiều cách khác nhau, nếu nhƣ phải tăng cƣờng học tập đến mức tối đa.

Có nhiều sách bàn về các cách học, nhƣng không có cuốn nào hoàn toàn nói về cách đọc hiệu quả thật sự. Đọc - học là một phƣơng thức đƣợc tổ chức cao, đƣợc hoạch định kỹ càng nhằm mục đích hiểu tƣờng tận và lƣu giữ những hình ảnh thấy đƣợc trong một khoảng thời gian ngắn ngủi mắt lƣớt qua trang giấy. Những phƣơng pháp mới phải đƣợc sử dụng để ghi nhận và liên kết các mẩu ý nghĩa; các ý phải đƣợc xem xét kỹ và sắp xếp thành các phạm trù liên quan với nhau; các sự kiện phải đƣợc so sánh và xem xét kỹ trong mối liên hệ với toàn bộ hiệu quả của cấu trúc đề tài; bạn phải thấy đƣợc vị trí đúng đắn của các câu hỏi, câu trả lời, các từ và các ý trong một đề cƣơng hợp lý. Phƣơng thức đƣợc tổ chức cao này đƣợc coi nhƣ là một cuộc săn tìm kho tàng kiến thức. Điều ấy đôi khi đòi hỏi phải hy sinh đáng kể cái thú đi vào các tình tiết hấp dẫn nhƣng màu mè vô bổ hay tình trạng ngồi chơi nghĩ vớ vẩn.

Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực và tập trung thật sự nhằm đạt đến sự thuần thục, tinh thông và đó sẽ là phần thƣởng cuối cùng và là bằng chứng cho sự học tập có hiệu quả cao. Ở bƣớc I, đã có những lời khuyên cho những bƣớc chuẩn bị ban đầu nhằm làm tăng hiệu quả của Phƣơng pháp Đọc hiệu quả. Đến đây thiết tƣởng cần phải nhắc lại và mở rộng vài bƣớc chuẩn bị dƣới đây, đặc biệt khi áp dụng cho những bài học cần ghi nhớ.

1. Bạn hãy tìm nơi ngồi sao cho yên tĩnh, thuận lợi cho việc tập trung liên tục. Có nghĩa là nơi đó có ánh sáng và có thoáng mát đầy đủ, đồ đạc tiện dùng và phòng ốc đƣợc sắp xếp ngăn nắp.

2. Thân thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. BẠN HÃY THƢ GIÃN!.

3. Bạn hãy đặt ra một thời khóa biểu nhất định và tuân thủ nghiêm ngặt. Tốt nhất là học trong những khoảng thời gian tƣơng đối ngắn thôi, ví dụ một giờ, rồi thì chuyển sang một hoạt động khác trong thời gian 15 đến 30 phút. Sau đó, lại trở lại đọc - học với niềm hứng thú mới và những năng lực nhận thức sắc bén.

4. Bạn hãy đề ra mục tiêu khi đọc. Phải biết bạn muốn học gì và chăm chỉ thực hiện cho đƣợc. Có nhiều sự chứng minh cho thấy rằng đọc nhằm mục đích ghi nhớ là một trong những cách tốt nhất làm tăng sự tập trung và ghi nhớ.

Để nhớ đƣợc những gì bạn đã đọc, bạn phải hiểu đƣợc những gì mình đọc. Vốn từ vựng của bạn, kinh nghiệm thu thập, khả năng trí tuệ, những kỹ năng nhận ra mặt chữ và sự quen thuộc với những đề tài đang đọc sẽ góp phần vào những mức độ hiểu biết và nhớ những gì bạn đọc. Nếu bạn thấy một cuốn sách nào quá khó thì bạn nên tìm một cuốn khác dễ hơn, có một lƣợng kiến thức phù hợp, nhằm chuẩn bị cho những khái niệm cao hơn. Có thể bạn sẽ phải cải thiện mạnh mẽ số vốn từ của bạn, mặc dầu một trong những cách có hiệu quả nhất làm tăng số vốn từ là phải đọc rộng và nhiều về môn bạn đang học. Sau hết, những kỹ năng đọc cơ bản của bạn sẽ quyết định ở một mức độ lớn sự thành công của bạn trong những cố gắng ghi nhớ những gì bạn đọc.

Một phần của tài liệu Tự luyện phương pháp đọc nhanh (Trang 43 - 44)