Luỹ kế từ đầu quý Ngày tháng năm

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn.pdf (Trang 62 - 67)

Ngày … tháng … năm …

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biểu 5: Mẫu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Phương pháp ghi chép như sau: Cuối mỗi trang kế toán phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang. Cuối

kỳ kế toán (quý, năm) kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký nhật ký chứng từ, lấy số liệu để đối chiếu với Sổ cái.

Khi đó quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty được thực hiện như sau:

Ghi chú:

Ghi hàng ngày (định kỳ)

Ghi cuối tháng (quý)

Đối chiếu

Sơ đồ 10: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký Chứng từ”.

Chứng từ

Báo cáo quỹ hàng ngày Nhật ký Chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng kê, Bảng phân bổ Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký nhật ký chứng từ

Hai là, để làm căn cứ cho việc ghi Sổ cái và ghi Sổ đăng ký Nhật ký chứng từ thì các Nhật ký chứng từ tại Công ty cần được đánh số hiệu. Việc đánh số hiệu các Nhật ký chứng từ có thể được thực hiện theo hai cách:

Cách thứ nhất là: Các Nhật ký chứng từ trong một niên độ kế toán sẽ được đánh số thứ tự liên tục từ 1 cho đến hết (Ví dụ: Số 1, số 2, …). Cách này đơn giản và phù hợp với những DN mà các nghiệp vụ phát sinh không nhiều.

Cách thứ hai là: Đánh số thứ tự theo quý như sau: xxx-Y-Z, trong đó xxx là số thứ tự của Nhật ký chứng từ trong 1 quý, Y là số thứ tự của quý, Z là năm (Ví dụ: Nhật ký chứng từ có số hiệu 100-1-2007 tức là đây là Nhật ký chứng từ số 100 trong quý 1 năm 2007). Cách này tuy phức tạp hơn cách thứ nhất nhưng lại cho phép kế toán tìm kiếm thông tin khi cần thiết nhanh hơn, và rất phù hợp với các DN có số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của mình Công ty có thể lựa chọn một trong hai cách đánh số hiệu Nhật ký chứng từ trên sao cho phù hợp và thuận tiện nhất cho công tác quản lý tại Công ty.

Ba là, việc lập các Nhật ký chứng từ tại Công ty nên được tiến hành định kỳ chứ không nên để dồn hết vào cuối tháng mới lập. Với các nghiệp vụ phát sinh nhiều như các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, … thì cứ 5 – 7 ngày kế toán viên phần hành nên lập Nhật ký chứng từ một lần, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào Sổ cái. Còn với các nghiệp vụ phát sinh ít như các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, … thì việc lập các Nhật ký chứng từ có thể được thực hiện vào cuối tháng. Cách lập Nhật ký chứng từ là theo nội dung kinh tế, nghĩa là căn cứ vào các chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế để lập 1 Nhật ký chứng từ. Ví dụ: Nhật ký chứng từ CPQL bằng TGNH, dựa vào Nhật ký chứng từ này kế toán tổng hợp sẽ vào Sổ Cái TK 642 (Ghi Nợ) và Sổ Cái TK 112 (Ghi Có).

Bốn là, ngoài việc xác định kết quả tiêu thụ chung cho tất cả các mặt hàng, Công ty nên xác định kết quả riêng cho từng mặt hàng tiêu thụ. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng được dễ dàng hơn. Để xác định được kết quả tiêu thụ cho từng mặt hàng thì kế toán cần tiến hành phân bổ chi

phí QLDN và chi phí bán hàng cho từng mặt hàng tiêu thụ. Tiêu thức dùng để phân bổ là doanh thu bán hàng thuần. Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

Năm là, khoản chi phí quảng cáo cần phải được hạch toán vào chi phí bán hàng chứ không phải là chi phí quản lý doanh nghiệp. Hiện tại Công ty sử dụng TK 641 để theo dõi chi phí bán hàng. Tài khoản này có một tài khoản cấp 2 là 6417 – Chi phí bán hàng: Dịch vụ mua ngoài.

Kế toán có thể chi tiết TK 6417 theo mặt hàng tiêu thụ. Nếu chi phí quảng cáo phát sinh mà liên quan đến nhiều mặt hàng tiêu thụ thì cuối kỳ cần tiến hành phân bổ theo công thức ở trên. Còn nếu chi phí quảng cáo chỉ liên quan đến 1 mặt hàng tiêu thụ trong kỳ thì sẽ được đưa luôn vào chi phí bán hàng của mặt hàng đó.

Sáu là,Về kế toán thanh toán với khách hàng: Công ty có quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, do chính sách thanh toán linh hoạt, Công ty chấp nhận cho nợ, thanh toán chậm với một số khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay. Do đó, công ty nên sử dụng TK 139-Dự phòng nợ khó đòi. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là điều phù hợp, tránh được tổn thất có thể xảy ra và hạn chế được những đột biến trong kinh doanh.

Chi phí QLDN phân bổ cho

mặt hàng A =

Tổng chi phí QLDN phát sinh trong kỳ hạch toán Tổng doanh thu thuần

trong kỳ hạch toán x Doanh thu thuần của mặt hàng A Kết quả tiêu thụ của mặt hàng A = Doanh thu thuần của mặt hàng A - Giá vốn của mặt hàng A - CPBH của mặt hàng A và CPBH phân bổ cho mặt hàng A - Chi phí QLDN phân bổ cho mặt hàng A

KẾT LUẬN

Có thể nói hoạt động tiêu thụ có vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức kinh doanh nói chung và với Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn đã nói riêng. Hoạt động này mà diễn ra thuận lợi thì Công ty không chỉ đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển của vốn mà còn tạo ra được một bộ phận giá trị mới - đó là lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ chiếm phần lớn trong toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty qua một niên độ kế toán. Vì vậy việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công ty là rất cần thiết. Để làm được điều này Công ty cần có một đội ngũ kế toán giỏi để có thể cung cấp được các thông tin cần cho quản lý một cách nhanh chóng và chính xác. . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua một thời gian thực tập Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn em nhận thấy rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng tại Công ty có rất nhiều ưu điểm. Một điểm mạnh quan trọng là các nhân viên kế toán tại Công ty đều là những người có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Chính điều này đã giúp hoạt động kế toán tại Công ty diễn ra nhịp nhàng và thông suốt. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm đó thì tại Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong công tác kế toán. Sau một thời gian tìm hiểu về thực tế hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa .Em đã học hỏi được nhiều kiến thức hữu ích bổ sung cho nền tảng lý thuyết được trang bị ở trường và sự tiếp cận công tác kế toán thực tế tại công ty em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thu hàng hóa.

Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như thực tế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của thầy cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Em xin trân thành cám ơn các cô chú phòng Tài chính kế toán của Công ty và Thầy PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên để này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán tài chính - Đại học Kinh Tế Quốc Dân

2. Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3. Chế độ kế toán Việt Nam

4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam

5.Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan. 5. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Đông.

6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán.

8. Điều lệ hoạt động Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn 9. . Hệ thống báo cáo và sổ kế toán sử dụng trong Công ty

10.Tổ chức và phân công công việc phòng kế toán – Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn.pdf (Trang 62 - 67)