Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần VINACONEX Đà Nẵng.doc (Trang 47 - 51)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng cũng như từ nội bộ .

- Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn. Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.

Các khoản phải thu:

Để giảm tình trạng nợ nần của đối tác công ty cần có một số biện pháp sau: - Ban lãnh đạo công ty cần xác định chính xác tiến độ thi công và tiến độ bàn giao công trình dựa vào sức sản xuất của máy móc và nhân công của công ty, từ đó làm cơ sở để thoả thuận thời gian, số lượng và phương thức thanh toán cho hợp lý, tránh tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được bàn giao, thanh toán làm ứ đọng vốn.

- Có chính sách tín dụng tích cực đối với khách hàng, cho chậm thanh toán với mức độ vừa phải, không để khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn. Thực hiện chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm theo tỷ lệ hợp lý,

- Đối với các chi nhánh các công trường trực thuộc công ty, công ty phải tăng cường quản lý chặt chẽ việc cấp phát vốn và thu hồi vốn, không để xảy ra tình trạng các đơn vị nội bộ chiếm dụng vốn đầu tư vào mục đích khác. Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ, thường xuyên yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình tài chính. Do khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong khoản phải thu ngắn hạn của công ty, kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng nên công ty phải có một biện pháp theo dõi các khoản phải thu khách hàng chi tiết, cụ thể. Để theo dõi chi tiết khoản phải thu khách hàng công ty nên lập bảng để thuận tiện hơn: Tên khách hàng Tổng giá Nợ trong Nợ quá hạn 1 -15 15 - 30 ngày 31 - 60 61 - 90 ngày Trên 90 ngày SVTH:Ngô Thị Huyền

ngày ngày

1. Công ty A… 2. Công ty B… …

Tổng cộng

Với bảng phân tích này, công ty dễ dàng kiểm soát được nợ quá hạn và có thủ tục tiến hành thu hồi nợ hợp lý. Biện pháp được sử dụng phổ biến như sau:

- Đối với hóa đơn quá hạn từ 1 đến 15 ngày: Gửi thư hoặc liên lạc qua điện thoại nhắc nhở khách hàng khoản nợ đã quá hạn.

- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 15 ngày: Gửi thư yêu cầu khách hàng trả nợ và khuyến cáo là có thể làm giảm uy tín trong yêu cầu về tạm ứng và tín dụng.

- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 30 ngày: Trực tiếp làm việc với khách hàng, nhắc nhở lại các điều khoản ràng buộc giữa hai bên, quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng kinh tế, yêu cầu họ nhanh chóng trả nợ.

- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 60 ngày: Thông báo lần cuối về yêu cầu trả nợ cho khách hàng.

- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 90 ngày: Công ty có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật. Tuy nhiên trong kinh doanh việc thu nợ bằng con đường pháp luật là biện pháp cuối cùng và chỉ nên áp dụng với các khoản nợ không thể thu hồi được.

Lĩnh vực xây dựng thì sản phẩm luôn có giá trị lớn nên khi ký hợp đồng cần yêu cầu khách hàng ứng trước tiền hàng với giá trị khoảng 40% trở lên. Và khoản nợ còn lại khách hàng nên trả đúng hạn, nếu quá hạn thì cần trả lãi cho công ty với một mức lãi suất do hai bên thỏa thuận.

Thu nợ khách hàng.

- Đối với những hợp đồng thi công có giá trị lớn, công ty nên yêu cầu khách hàng thanh toán theo tiến độ công việc.

- Nếu khoản phải thu khách hàng là ngắn hạn thì công ty cần có biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng, đôn đốc khách hàng trả nợ cho công ty.

- Nếu khoản phải thu khách hàng là dài hạn, trường hợp nợ chưa đến hạn trả thì công ty gửi thư thông báo cho khách hàng để họ biết được thời hạn trả tiền cho công ty.

- Để tránh rủi ro lớn có thể xảy ra khi ký hợp đồng công ty có thể yêu cầu khách hàng ứng trước cho công ty một khoản tiền. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì khách hàng phải trả lãi suất cho công ty một mức lãi suất đã được hai bên thoả thuận khi ký hợp đồng.

- Trong quá trình kinh doanh, công ty nên tiến hành lập dự phòng khoản phải thu khó đòi để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra.

Đối với hàng tồn kho

Là một Công ty xây dựng mục tiêu chính của quản lý hàng tồn kho của Công ty là kiểm soát và đầu tư vào tồn kho như thế nào để có hiệu quả nhất và yếu tố quyết định đến tồn kho của Công ty là khối lượng xây lắp trong kỳ và thời gian hoàn thành khối lượng xây lắp.

Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư, chi phí cho mỗi công trình nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các đơn vị thi công điều đó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế mất mát lãng phí vật tư.

Vật tư khi mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật thi công công trình, nếu vật tư kém chất lượng vật tư sẻ gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Do đặc thù của ngành xây dựng mà quá trình thi công được tiến hành trên những địa điểm khác nhau. Vì thế, việc phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu phải được tiến hành thích ứng theo từng công trình hoặc từng hạng mục công trình. Nhu cầu mua nguyên vật liệu phụ thuộc vào nguồn cung cấp, khoảng cách từ nguồn cung ứng đến nơi thi công, dự toán và tình hình thực hiện khối lượng xây lắp đối với từng công trình, hạng mục công trình và việc xác định này phải tính toán cho từng loại vật liệu.

Sau đó Công ty sẽ tiến hành so sánh khối lượng từng loại vật liệu thực tế mua vào với dự toán.

Tại Công ty khi các đội xây lắp muốn ứng vật liệu để thi công, kế toán cần phải xem xét, đối chiếu xem đội đó đã ứng vật liệu chưa. Nếu lớn hơn so với dự toán thì không cấp vật liệu cho đội đó nữa.

Hàng tồn kho của công ty phần lớn bao gồm: Vật tư, công cụ dụng cụ, chi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần VINACONEX Đà Nẵng.doc (Trang 47 - 51)