Kết luận chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động gdp của thĩ xã tam kỳ qua 3 năm 2000-2002.doc (Trang 52 - 54)

Qua việc phân tích và tính toán chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thị xã có thể rút ra mộtt số nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế của thị xã như sau :

- Nền kinh tế thị xã có tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, hầu hết các ngành kinh tế đều phát triển so với năm trước.

- Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế ngoài nhà nước được đẩy mạnh và phát triển trên mọi lĩnh vực, bước đầu hoạt động có hiệu quả.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ phù hợp với yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- GDP bình quân đầu người của thị xã đã được cải thiện đáng kể, làm rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu so với các thị xã và tỉnh bạn.

Thành tựu trên là đáng phấn khởi. Tuy nhiên, thực trạng nền kinh tế thị xã vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần quan tâm sau :

- Mặc dù cơ cấu nền kinh tế của thị xã cho thấy khả năng chuyển dịch từng bước, song tỷ trọng khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản còn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, là ngành kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã. Vì vậy, trước mắt thị xã cần có những chính sách khuyến khích trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ.

Cụ thể, về công nghiệp - TTCN :Phải coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí ưu thế trong cơ cấu kinh tế của thị xã, bằng nhiều biện pháp, phát huy mọi nguồn lực để tranh thủ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Không ngừng cải tiến, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sớm hoàn chỉnh việc xây dựng các khu công nghiệp - TTCN đã được phê duyệt như cụm công nghiệp - TTCN Trường Xuân, cụm công nghiệp - TTCN tại Tam Đàn và Tam Phú để sớm kêu gọi thu hút đầu tư.

Về thương mại - dịch vụ : Đây là ngành kinh tế đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Thị xã nên có những chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế

tham gia phát triển hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn. Gấp rút kêu gọi các dự án đầu tư vào khai thác dịch vụ du lịch ở hồ Phú Ninh, biển Tam Thanh. Bằng nhiều biện pháp khơi nguồn để hoạt động thương mại dịch vụ phát triển như xây dựng trung tâm thương mại thị xã Tam Kỳ, xây dựng mới thêm hệ thống các chợ ở khu nội thị và các vùng xã nông thôn.

- Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong những năm qua tuy có phát triển khá nhưng thành phần kinh tế tập thể, tư nhân và hỗn hợp vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, cần tập trung đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế này :

Kinh tế tư nhân và hỗn hợp : Sự phát triển của các thành phần kinh tế này đã mở mang nhiều ngành nghề và lưu thông hàng hoá, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho thị xã. Tuy nhiên, hầu hết có quy mô hoạt động nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý còn yếu, hiệu quả cạnh tranh thấp. Thị xã nên có những chính sách ưu đãi về mặt bằng, về vốn..., chú trọng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành và phát triển. Ngoài ra thị xã nên xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết, có giá phù hợp để thu hút khuyến khích các doanh nghiệp thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Kinh tế tập thể : Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động của thành phần kinh tế này đã từng bước nâng cao được chất lượng hoạt động, làm ăn ngày càng có hiệu quả, ngày càng tương thích với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, mô hình hoạt động vẫn còn mang nặng kiểu cũ, dịch vụ đơn điệu, thiết bị sản xuất của các hợp tác xã TTCN còn lạc hậu, thô sơ. Thị xã nên ban hành các chính sách trợ giúp, thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hổ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trước đây.

- Cơ cấu lao động, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Tỷ trọng động trong các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản còn lớn. Do đó, thị xã cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành nghề ở nông thôn nhằm thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp.

- Hệ số ICOR giảm, chứng tỏ việc sử dụng vốn đầu tư ở thị xã ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn đầu tư ở thị xã vẫn còn là một điều bức bách. Thị xã nên tìm cách xúc tiến vốn đầu tư hơn nữa như tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, với các chính sách ưu đãi đặc biệt, hỗ

trợ cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất nhằm thu hút , tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư vào thị xã.

- Nhìn chung , năng suất lao động xã hội của tất cả các ngành đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, đối với các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, năng suất rất thấp, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, kém hiệu quả và chưa bền vững. Do đó thị xã cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất như tổ chức, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ thuật thâm canh đến hộ nông dân. Hỗ trợ các loại giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao, phù hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động gdp của thĩ xã tam kỳ qua 3 năm 2000-2002.doc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w