Hình 3.5. Mô hình ứng dụng đa anten trong Wimax

Một phần của tài liệu nghiên cứu các kỹ thuật phân tập phát và ứng dụng trong thông tin vô tuyến (Trang 50 - 53)

tiêu chuẩn 802.16 và ETSI HiperMAN. Đây là các tiêu chuẩn cho mạng Wireless MAN (mạng đô thị không dây). Wimax cố định và di trú dựa theo chuẩn

802.16d, Wimax di động theo chuẩn 802.16e. Chuẩn Wimax cố định hỗ trợ tốc độ

dữ liệu đỉnh 70Mb/s, đảm bảo tốc độ tiêu chuẩn lớn hơn 30Mb/s. Chuẩn Wimax di động cho thuê bao di chuyển ở tốc độ cao hỗ trợ truy nhập tốc độ dữ liệu đỉnh 30Mb/s đảm bảo tốc độ tiêu chuẩn lớn hơn 5Mb/s. Wimax có thể hoạt động trong tầm nhìn thẳng (LOS- Light of Sight) với dải tần 10-66GHz hay không trong tầm nhìn thẳng (NLOS- None Light of Sight) với dải tần 2-11GHz. Truyền sóng không nằm trong tầm nhìn thẳng Nlos thì không yêu cầu máy phát và máy thu phải nhìn thấy nhau. Trên một đường truyền Nlos tín hiệu thu bằng tổng của tất cả các tín hiệu nhận được từ các đường phản xạ, tán xạ, năng lượng tán xạ…Còn truyền sóng trong tầm nhìn thẳng Los thì yêu cầu tín hiệu truyền từ máy phát tới máy thu đi theo đường trực tiếp và không có chướng ngại vật giữa máy phát và máy thu.

Công nghệ này có thể được sử dụng để thay thế các đường chuyển DSL, ADSL, đường cáp hữu tuyến bằng truy nhập không dây,làm trạm chuyển tiếp (backhaul) cho mạng Wifi, hỗ trợ và bổ sung cho các dịch vụ điện thoại di động, cung cấp các kết nối băng rộng di động với rất nhiều dịch vụ khác nhau.

3.2.2. Đặc điểm của Wimax

- Phạm vi phủ sóng của một BS trên lý thuyết có thể lên tới 50km. - Tốc độ truyền dữ liệu có thể thay đổi, tối đa 70Mb/s.

- Hoạt động trong cả hai môi trường truyền dẫn: đường truyền tầm nhìn thẳng LOS và đường truyền không trong tầm nhìn thẳng NLOS.

- Dải tần làm việc 2-11GHz cho đường truyền không trong tầm nhìn thẳng NLOS và từ 10-66GHz cho đường truyền trong tầm nhìn thẳng LOS.

- Băng thông mềm dẻo, có thể cho phép thay đổi từ 1,75MHz đến 20MHz. - Kỹ thuật QoS (chất lượng dịch vụ) trong Wimax cho phép hỗ trợ nhiều loại dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ tối ưu nhất.

- Giao diện vô tuyến sử dụng công nghệ OFDM (ghép kênh phân chia theo tần số trực giao). OFDM trong Wimax sử dụng tổng cộng 2048 sóng mang, trong

đó có 1536 sóng mang, cho phép nhiều thuê bao có thể truy nhập đồng thời một hay nhiều kênh một cách linh hoạt để đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng băng tần.

- Trên mỗi sóng mang phụ sử dụng phương thức điều chế nhiều mức thích ứng từ BPSK, QPSK đến 64-QAM kết hợp các phương pháp sửa lỗi dữ liệu như ngẫu nhiên hóa, với mã hóa sửa lỗi Reed Solomon, mã xoắn tỷ lệ mã từ 1/2 đến 7/8 để đảm bảo chất lượng thông tin.

- Đa truy nhập OFDMA, chế độ song công cho phép sử dụng cả hai công nghệ song công phân chia theo thời gian TDD (time division duplex) và song công phân chia theo tần số FDD (frequency division duplex) cho việc phân chia truyền dẫn của đường lên (uplink) và đường xuống (downlink)

- Tính bảo mật cao, hỗ trợ chuẩn mã mật dữ liệu DES (Data Encryption Standard) và chuẩn mã mật tiên tiến AES (Advance Encryption Standard) cho quá trình bảo mật

3.2.3. Ứng dụng đa anten phát trong Wimax

Mã hóa không gian – thời gian (STC – Space Time Coding) là kỹ thuật thực hiện phân tập phát (Transmission diversity). Wimax sử dụng kỹ thuật phân tập phát trên đường Dowlink để phân tập từng phần nhằm tăng cường chất lượng tín hiệu truyền đến một thuê bao cụ thể nằm tại bất cứ điểm nào trong dải chùm tia anten phát ra.

Mặc dù cung cấp độ lợi tín hiệu thấp hơn beam-forming nhưng đối với người sử dụng di động thì sự phân tập phát càng cần thiết hơn bởi vì nó không yêu cầu các kiến thức hiểu biết trước về đặc tính truyền dẫn của kênh tần số cụ thể của một thuê bao.

Công nghệ STC được biết đến như mã hóa Alamouti được công bố vào năm 1998 và nó hợp nhất với chuẩn Wimax.

Mã hóa STC

Sơ đồ Alamouti cơ bản phát hai ký hiệu phức s0 và s1, sử dụng kênh đa đầu vào một đầu ra (MISO – 2Tx và 1 Rx) hai lần với các giá trị kênh giá trị h0 và h1.

Hình 3.7. Mô hình 2 anten phát 1 anten thu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các kỹ thuật phân tập phát và ứng dụng trong thông tin vô tuyến (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w