giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tâm Hồn Việt
Xuất phát từ điều kiện thực tế của Công ty, từ những mặt đã làm được và những mặt chưa được trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Qua đây em xin đóng góp một số ý kiến nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu để thúc đẩy hơn nữa quá trình hạch toán kế toán của công ty nói chung và quá trình theo dõi và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty.
+ Về chứng từ.
Như chúng ta đã nêu trên về phần chứng từ của công ty vấn đề bất cập là quá trình luôn chuyển chứng từ quá lâu do vậy làm chậm quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo việc cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng cần thiết sẽ lâu. Theo tôi công ty nên quy định kì nộp chứng từ nói chung và chứng từ liên quan đến quá trình tập hợp chi phí nói riêng của nhân viên kho, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý theo dõi lương cho người lao động….nộp cho phòng kế toán khoảng 3 đến 5 ngày sau khi nghiệp vụ phát sinh. Công ty làm được như vậy sẽ đẩy mạnh hoạt động kế toán, cụ thể là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ kịp thời cung cấp thông tin cho kế toán quản trị công ty.
+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp tính trị giá nguyên, vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ nhưng đến cuối quý mới theo dõi được giá trị vật liệu xuất kho. Để công tác tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được chính xác hơn thì công tác tính trị giá nguyên, vật liệu là rất cần thiết vì vậy tôi đề nghị công ty nên chuyển sang phương pháp tính trị giá nguyên, vật liệu theo phương pháp bình quân liên hoàn hay phương pháp tính bình quân di động. . Với phương pháp bình quân liên hoàn, nguyên, vật liệu trước mỗi lần xuất đều tính đơn giá bình quân tại thời điểm đó. Việc chuyển sang phương pháp này công ty hoàn toàn có thể thực hiện được do công ty đã theo dõi được cụ thể từng lần nhập xuất nguyên, vật liệu trên sổ chi tiết từng loại nguyên vật liệu. Vì vậy sau mỗi lần xuất nguyên, vật liệu nào đó kế toán sẽ căn cứ vào nguyên, vật liệu hiện có trước khi xuất để tính ra đơn giá bình quân
Sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn sẽ khắc phục được hạn chế của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
+ Chi phí nhân công trực tiếp
Công ty TNHH Tâm Hồn Việt là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số công nhân viên của công ty. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, không có những biến động lớn về chi phí sản xuất kế toán nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng.
= Đơn giá bình quân vật liệu trước khi xuất x Số lượng nguyên, vật liệu xuất kho
Trị giá nguyên, vật liệu xuất kho
=
Trị giá nguyên, vật liệu trước khi xuất Số lượng nguyên, vật liệu trước khi xuất Đơn giá bình quân NVL
Kế toán sử dụng Tài khoản 335 để theo dõi khoản tiền lương nghỉ phép. Nội dung, kết cấu của TK 335 trong trường hợp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất như sau :
Bên Nợ : Khoản tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép.
Bên Có : Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Số dư Có (đầu kỳ và cuối kỳ nếu có) : Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế chưa phát sinh.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí đóng vai trò cấu nên giá thành sản phẩm . Công ty tập hợp hết chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí phát sinh tính cho nhiều kỳ hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là không đúng và vi phạm nguyên tắc phù hợp của kế toán. Vì vậy, đối với sửa chữa lớn Công ty phải trích trước chi phí sửa chữa lớn, khoản chi phí này được tập hợp trên TK335 “ Chi phí trả trước”. Nếu tiến hành sửa chữa lớn không nằm trong kế hoạch thì chi phí sửa chữa lớn phải được tập hợp trên TK242 “ Chi phí trả trước dài hạn”.Vào đầu mỗi kỳ kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất.
=
Tổng lương chính kế hoạch năm của CNV Mức trích trước tiền
lương nghỉ phép = Tỷ lệ trích trước x Tổng lương thực tế phải trả
cho CN trong tháng
Tỷ lệ trích trước
Sơ đồ kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
TK 241 TK 335 TK 627
Chi phí sửa chữa lớn Trích trước chi phí TSCĐ thực tế phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất
Việc tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ tiến hành phân bổ dần vào giá thành hàng tháng, tuy giá thành sản phẩm sẽ tăng nhưng sẽ làm ổn định giá thành hơn trong cả năm.
* Đối với việc phân bổ chi phí sản xuất chung.
- Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản xuất theo trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp phù hợp với một công ty vì chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Nhưng trên thực tế vì nhu cầu muốn có được số liệu nhanh về chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm để kịp với tiến trình công việc giao hàng và thanh toán của khách hàng. Vì vậy xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi tôi xin đưa ra đề xuất như sau:
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn đặt hàng thì nên phân bổ theo số dự toán vì đối với từng đơn đặt hàng cụ thể không có kỳ tính giá thành xác định. Cụ thể, kỳ tính giá thành đơn đặt hàng được tính từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm đó hoàn thành. Do đó, kế toán muốn sớm có số liệu về chi phí sản xuất chung làm cơ sở xác định tổng chi phí và chi phí đơn vị theo từng sản phẩm nên kế toán sẽ tiến hành phân bổ theo số dự toán
và số chi phí sản xuất chung ước tính là cơ sở để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo số ước tính.
+ Như chúng ta đã biết chi phí sản xuất chung được cấu thành bởi hai khoản mục chi phí mà đôi khi chúng ta có thể nhầm lẫn đó là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Đối với chi phí sản xuất chung cố định công ty cần theo dõi sát và quản lý chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì khoản chi phí này gồm chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào giá thành và chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ vào giá thành. Để quản lý tốt chi phí sản xuất chung kế toán cần thiết phải hiểu phân loại để đề ra phương pháp quản lý theo dõi cho phù hợp. Hiện nay ở công ty sử dụng TK 627 giữa các khoản mục cấu thành không có sự phân biệt giữa chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, mà tiến hành phân bổ cả hai vào giá thành sản phẩm như vậy là không đúng không phù hợp so với chế độ kế toán. Với những lý do như vậy việc phân loai chi phí sản xuất chung thành các mục chi phí (Chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định) sẽ có tác dụng tốt trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo ước tính được chính xác hơn vào giá thành sản phẩm.
Công thức tính cụ thể như sau:
= Tổng CF sản xuất chung ước tính
H
Mức độ hoạt động ước tính của tiêu thức phân bổ
CF sản xuất chung
ước tính phân bổ = H x
Mức độ hoạt động thực tế của tiêu thức phân bổ của
+ Việc xác định phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán phải tiến hành ghi lập và ghi và tập hợp chi phí cho sản phẩm sau khi sản phẩm hoàn thành kế toán tiến hành tổng cộng chi phí sản xuất và tính giá thành tổng hợp cũng như giá thành đơn vị.
Một công ty về sản xuất thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề vô cùng quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì vậy công tác kế toán quản trị phải tiến hành các hoạt động phân tích các khoản mục chi phí phát sinh tìm ra những sai xót và tiến hành xử lý, đồng thời kế toán tiến hành phân tích chi phí sản xuất phát sinh và công tác tính giá thành để nêu ra những mặt được mất để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hơn trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn, hợp lý hơn