Điều kiện tham gia xuất nhập khẩu của các DNVVN được cải thiện theo cơ chế thông thoáng hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội.pdf (Trang 25 - 27)

II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNVVN

a. Điều kiện tham gia xuất nhập khẩu của các DNVVN được cải thiện theo cơ chế thông thoáng hơn.

thin theo cơ chế thông thoáng hơn.

Điều kiện tham gia hoạt động xuât nhập khẩu đã thực sự được mở ra cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng. Nghị định 57/CP đã cho phép tất cả các doanh nghiệp được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi kinh doanh đã đăng ký mà không cần phải có giấy

phép xuất nhập khẩu. Có thể xem đây là một bước tiến tích cực của Việt nam trong quá trình tự do hoá thương mại.

Trước đó, Theo quy định của Nghị định 33/TTG của Thủ tướng chính phủ về quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ban hành ngày 19/4/1994, các DNVVN muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có giấy phép mà muốn có giấy phép thì phải đáp ứng các điều kiện như:

Th nht, phải là một pháp nhân có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành và hoạt động đúng theo phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăng ký.

Th hai, mức vốn lưu động không được dưới 200.000 USD vào thời điểm đăng ký kinh doanh, trừ những doanh nghiệp ở miền núi và ở những vùng kinh tế khó khăn khác, hoặc những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu được khuyến khích đòi hỏi mức vốn thấp. Trong những trường hợp đó, số vốn lưu động phải tương đương 100.000 USD.

Th ba, có bằng chứng xác nhận rằng doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có đủ khả năng thích hợp để ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Thêm vào đó, trước khi Nghị định 57/CP được ban hành thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân muốn được thành lập như tổ chức xuất nhập khẩu thì phải có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 11 của Luật công ty.

Rất nhiều các DNVVN không đáp ứng được các điều kiện kể trên và chỉ có thể xuất khẩu các sản phẩm cuả mình thông qua một công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc phải trả cho công ty xuất nhập khẩu trung gian này một khoản phí thông thường là từ 0,5% đến 1% giá trị hợp đông xuất nhập khẩu, Các DNVVN còn phải chịu thêm rủi ro khi tiết lộ thông tin quan trọng và bí mật về các hợp đồng ngoại thương và họ thậm chí còn bị các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu đó chiếm mất đối tác nước ngoài.

Nghị định 57/CP chỉ yêu cầu các DNVVN phải tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăng ký.Với một số lượng lớn các công ty có khả năng tham gia trực tiếp vào thương mại quốc tế thì những chi phí và khó khăn trong giao dịch sẽ được giảm đáng kể. Đến ngày 2/8/2001 thì tất cả mọi pháp nhân ( doanh nghiệp

và cá nhân) đã được xuất khẩu hầu hết mọi hàng hoá mà không phải xin phép qua việc Chính phủ ban hành sửa đổi nghị định thực hiện Luật thương mại theo Nghị định 44/2001/ND-CP, ngày 2-8-2001.

Bên cạnh đó, cũng trong năm 2001 Chính phủ đã tiếp tục tăng cường hỗ trợ xuất khẩu cho các DNVVN qua Quyết định 133/2001/QD-TTg ngày 10/9/2001 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia xuất khẩu.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương của các DNVVN. Nhưng nó cũng có những thiếu sót, những tồn tại mà chưa thực sự hỗ trợ các DNVVN. Điển hình là việc Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan đã ban hành ngay sau nghị định 57/CP thông tư hướng dẫn quy định các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có mã số hải quan, muốn có mã số hải quan thì phải nộp đơn đăng ký cho Bộ Tài chính, từ đó phát sinh thêm nhiều thủ tục khó khăn.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)