những nội dung sau:
- Lỗi: Là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
+ Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó
+ Lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
- Động cơ: là yếu tố bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi, có thể được xem như tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ cho tội phạm.
- Mục đích: là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ về yếu tố cấu thành tội phạm:
Do ghen tuông với anh a, anh b (22t, có trí lực bình thường) dùng dao đâm anh a khiến anh a tử vong. - Khách thể: Quyền được sống của công dân.
- Mặt khách quan :
Hành vi: được biểu hiện dưới hình thức là hành động bất hợp pháp. Sử dụng vũ lực, vũ khí giết hại người khác. Gây thiệt hại về tính mạng cho người khác.
Hậu quả: tinh thần xâm đến danh dự anh a, đau thương của gia đình anh a. thể chất mất tính mạng. Công cụ: dao
Phương pháp: dùng thể lực, dao để giết người khác Thủ đoạn: dùng dao đâm
- Chủ thể tội phạm : anh b là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, anh b có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và điều khiển được hành vi ấy. anh b đã 22t, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm.
- Mặt chủ quan : lỗi cố ý trực tiếp. Anh b nhận thức được hành vi giết anh a có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, anh thấy trước hậu quả đó nhưng vẫn thực hiện hành vi đó, hành vi giết người bằng dao.
+ động cơ: do động cơ đê hèn xuất phát từ thù hằn cá nhân (ghen tuông) + mục đích phạm tội: giết người để thỏa mãn bản thân.
Câu 12: Trình bày khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
Khái niệm: luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, độc lập và quyền tự định đoạt của chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao
lưu dân sự.
• Quan hệ tài sản
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở một tài sản nhất định.
- Luật dân sự qui định tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
• Quan hệ nhân thân
- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về giá trị nhân thân của cá nhân và tổ chức. - Các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ phát sinh trên cơ sở các quyền nhân thân do luật dân sự quy định và bảo vệ. các quyền nhân thân của mỗi cá nhân luôn gắn liên với cá nhân đó và trong nhiều trường hợp không thể chuyển dịch cho cá nhân khác không thể xác định được bằng tiền.
- Quyền nhân thân có thể chia thành hai nhóm là quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. các quyền nhân thân gắn với tài sản là những quyền khi được xác lập sẽ làm phát sinh quyền tài sản như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. quyền nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự uy tín của tổ chức…
Phương pháp điều chỉnh