)Tình hình mua hàngcủa công ty theo các đơn vị kinh doanh.( biểu 6)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lơượng công tác quản trị mua hàng.doc (Trang 50 - 52)

Khảo sát và đánh giá công tác quản trị mua hàng tại công ty bách hoá số 5 Nam Bộ.

2.2.5 )Tình hình mua hàngcủa công ty theo các đơn vị kinh doanh.( biểu 6)

Trị giá mua vào của các đun vị kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ qua các năm đều có sự thay đổi và tỷ trọng của hàng mua vào của các đơn vị trên tổng doanh số mua vào của công ty đều có sự biến động không theo một quy luật chung nào. Hầu hết trị giá mua vào của các đơn vị kinh doanh qua các năm đều tăng trong mối quan hệ chung với sự tăng của tổng trị giá hàng mua vào của toàn công ty. Cụ thể:

- Siêu thị năm 2001 chiếm tỉ trọng 58.85% trên tổng doanh số mua vào của toàn công ty. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2694277 nghìn đồng tung ứng với tỷ lệ tăng là 0.18%. Sang năm 2003 doanh số mua vào của siêu thị đạt 24388036 nghìn đồng chiếm 61.35 % trên tổng số hàng mua vào của công ty tăng 2.33% so với năm 2002 tơng ứng với tỷ lệ tăng là 22.23%. Đây là đơn vị có tỷ trọng doanh số mua vào lớn nhất. Tỷ trọng mua vào qua các năm đều tăng, tỷ trọng hàng hóa mua vào của siêu thị tăng thể hiện vai trò của đơn vị tăng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh trong sự phát triển chung của toàn công ty. Đây là thành tích đáng kể nhất trong 3 năm qua.

- Trong số các đơn vị trên thì quầy hàng mỹ phẩm, quầy hàng điện tử, quầy hàng quạt máy có doanh số mua vào qua các năm đều tăng chứng tỏ các đun vị kinh doanh này làm ăn có hiệu quả. Trong 3 đơn vị trên thì quầy hàng mỹ phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 11.23 % trong năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1030854 nghìn đồng tăng 1.08% so với tỷ trọng của hàng mỹ phẩm tơng ứng với tỷ lệ tăng là 30.02% và quầy quạt máy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chỉ chiếm 2.79 % tăng 0.18 % so với tỷ trọng năm 2002 tơng ứng với tỷ lệ tăng 25.62% trong 3 đơn vị kinh doanh trên. - Có ba đơn vị kinh doanh có tổng doanh số tăng giảm qua các năm không theo một quy luật nào. Các đơn vị này có tỷ trọng mua vào trên tổng doanh số mua vào của toàn công ty tăng giảm qua các năm đó là quầy kính mắt, quầy va li túi sách, quầy băng đĩa nhạc. Cụ thể:

- Quầy kính mắt: Năm 2001 đạt 534177 nghìn đồng chiếm 1.82 %. Sang năm 2002 tỉ trọng tăng lên 193080 nghìn đồng so với năm 2001 tơng ứng với tỷ trọng tăng 0.33 % và tỷ lệ tăng tơng ứng là 36.14 % Năm 2003 tỷ trọng này lại giảm xuống 0.02 % nhng số tiền vẫn tăng lên là 119467 nghìn đồng.

- Quầy va li, túi xách: năm 2003 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm đạt 2.70 %, năm 2003 tăng lên so với năm 2002 là 0.85 % nhng năm 2002 lại giảm so với năm 2001 là 0.1 %.

- Quầy băng đĩa nhạc: Năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là 0.64 % tỷ trọng tơng ứng với số tiền tăng lên là 322556 nghìn đồng nhng đến năm 2003 thì lại giảm cả về doanh số lẫn tỷ trọng, năm 2003 giảm xuống 0.51% điều này chứng tỏ mặt hàng này đang có nguy cơ lỗi mốt doanh nghiệp cần chú trọng tới nghiên cứu nhu cầu thị trờng vì đây là mặt hàng biến động theo nhu cầu và thị hiếu ngời tiêu dùng và là một thị trờng rất nhạy cảm.

Các đơn vị còn lại có tỷ trọng giảm xuống trong cả 3 năm đó là quầy hàng cơ khí, xe đạp, quầy hàng thủ công mỹ nghệ và quầy hàng thời trang. Các quầy hàng này có tốc độ giảm xuống khá nhanh nh :

- Quầy hàng thời trang: đây là quầy hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau siêu thị nhng lại có tỷ trọng giảm rất lớn. Năm 2002 tỷ trọng giảm xuống 0.9% tơng ứng với số tiền giảm là 319025 nghìn đồng sang năm 2003 thì tốc độ này giảm xuống rất nhanh tỷ trọng giảm xuống 2.9% làm cho số tiền giảm xuống 450539 nghìn đồng. Đây là mặt hàng mà thay đổi mẫu mã thờng xuyên với một loại mẫu mã ngày hôm nay nếu cha tiêu thụ hết ngày mai nó đã có thể lỗi mốt cho nên khi mà cả doanh số lẫn tỷ trọng trong ba năm đều giảm trong khi đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong công ty thì công ty nên đặc biệt chú ý. Công ty phải đi tìm nguyên nhân của sự làm ăn không có hiệu quả này để kịp thời có chính sách kinh doanh hợp lý nhằm tránh tổn thất cho công ty.

- Quầyhàng cơ khí, xe đạp: Đây là quầy chiếm tỷ trọng không nhỏ nhng cũng giảm mạnh qua các năm. Năm 2002 giảm 0.39% thì sang năm 2003 giảm xuống 1.45% tơng ứng với tỷ lệ năm 2003 giảm xuống 30.83% so với năm 2002.

Quầy hàng thủ công, mỹ nghệ: Đây là quầy hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chiếm 1.95% năm 2001 và giảm xuống qua các năm. Năm 2002 tỷ trọng này giảm xuống 0.24% tơng ứng với tỷ lệ giảm xuống là 23.61% và sang năm 2003 tỷ trọng này giảm xuống còn 1.12% tơng ứng với tỷ trọng giảm xuống 2.9%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lơượng công tác quản trị mua hàng.doc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w